KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ sáu 08/09/2023 - 14:59:22

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quy trình kiểm tra gồm các tiêu chuẩn nào mời quý vị cùng Kiểm Định An Toàn Quốc Tế xem tiếp nội dung dưới đây nhé.

1. VÌ SAO PHẢI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Kiểm định thang máy không chỉ đảm bảo trong quá trình vận hành của thang máy mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Kiểm định thang máy là quá trình bắt buộc theo thông tư QCVN 02:2019/BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội. Thang máy được đưa vào danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt về an toàn lao động; phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Bên cạnh đó việc kiểm định thang máy còn đem lại nhiều lợi ích như:

- Năng suất lao động được nâng cao và không bị gián đoạn.

- Giảm thiểu các chi phí bồi thường do tai nạn thang máy.

- Đảm bảo an toàn cho vận chuyển người và hàng hóa.

- Việc kiểm định thang máy sẽ giúp cơ sở sản xuất, cung cấp, lắp đặt thang máy chứng minh được chất lượng thang máy.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về pháp luật đối với chất lượng an toàn thang máy.

Kiểm định thang máy  đem lại những lợi ích to lớn cũng như có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc đảm bảo an ninh, chất lượng hoạt động của thang máy. Việc kiểm định thang máy thường xuyên sẽ giúp cho thang máy được qua những lần kiểm tra khắt khe, lọc ra được những lỗi và tăng chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn; tránh được những sự cố rủi ro đang ngấm ngầm xảy ra.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang máy

2. QUY ĐỊNH VÀ THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Kiểm định thang máy là quá trình bắt buộc theo thông tư QCVN 02:2019/BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội. Thang máy được đưa vào danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt về an toàn lao động; phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.

2.1 Quy định pháp luật về việc kiểm định thang máy

- Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015;

- Nghị định 44/2016/NĐ-CP

- Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH

- Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH

- QCVN 02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện;

- TCVN 6396 - 3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện - yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt;

- TCVN 7550:2005. Cáp thép dùng cho thang máy-yêu cầu tối thiểu;

- TCVN 6905: 2001, Thang máy thủy lực - Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

- TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.

Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu đối với các thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực (sau đây gọi tắt là thang máy chở hàng) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.2 Thời hạn kiểm định thang máy

Thời điểm thích hợp để tiến hành kiểm định thang máy:

- Kiểm định thang máy khi nhận tổ chức, đơn vị cung cấp thang.

- Kiểm định thang máy trước – sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng.

- Kiểm định trong quá trình sử dụng.

- Trong quá trình sử dụng thang máy có hoạt động bất thường nên ngừng sử dụng tạm thời và kiểm định lại chất lượng thang máy, phát hiện ra lỗi và khắc phục.

Kiểm định thang máy định kỳ:

- Thang máy sử dụng dưới 10 năm: Kiểm định định kỳ 3 năm/1 lần.

- Thang máy sử dụng trên 10 năm: Kiểm định định kỳ 2 năm/1 lần.

- Thang máy sử dụng trên 20 năm: Kiểm định định kỳ 1 năm/ 1 lần.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang máy toà nhà

3. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT THANG MÁY

3.1 Chuẩn bị kiểm định

Thứ nhất, trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

Thứ hai, kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.

(i) Lý lịch, hồ sơ của thang máy:

- Phải thể hiện được mã hiệu; năm sản xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống, thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, máy kéo, cáp, độ bền.

- Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng.

- Bản vẽ tổng thể thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin.

- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.

- Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố.

- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

(ii) Hồ sơ lắp đặt:

- Bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật.

- Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện (nếu có).

Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu tại tất cả các mục trên.

Thứ ba, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

Thứ tư, xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

3.2 Tiến hành kiểm định

Đối với kiểm định thang chở hàng dẫn động điện phải tiến hành theo trình tự sau:

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

Việc kiểm tra bên ngoài bao gồm các công việc sau đây:

- Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy.

- Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu.

- Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng khuyết tật khác và đáp ứng các yêu cầu tại mục 8.1.

Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải:

(i) Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy.

- Kiểm tra các thiết bị lắp đặt trong buồng máy đánh giá theo điều 6.1 TCVN 6396-3:2010.

+ Đối với buồng máy không vào được, đánh giá theo mục 6.2.2 TCVN 6396-3:2010.

+ Đối với buồng máy vào được, đánh giá theo mục 6.2.3 TCVN 6396 - 3:2010.

- Kiểm tra vị trí lắp đặt các bảng, tủ điều khiển trong buồng máy, khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu xây dựng trong buồng máy, đánh giá theo mục 6.3.2, 6.3.3 TCVN 6396-3:2010.

- Kiểm tra kỹ thuật cáp treo cabin- đối trọng, căn cứ theo hồ sơ nhà chế tạo, đánh giá theo điều 9.1 TCVN 6396 - 3:2010.

- Kiểm tra và đánh giá điện trở cách điện mạch động lực căn cứ theo cấp điện áp, cụ thể:

Điện áp định mức (V)

Điện áp thử (V) Điện trở cách điện (MΩ)

≤250

250 ≥0,25

≤500

500 ≥0,5

>500

1000 ≥1,0

- Kiểm tra việc lắp đặt cụm máy đồng bộ lên bệ (giá) máy phải chắc chắn và trong tình trạng hoạt động tốt.

- Kiểm tra phanh cơ điện: tình trạng kỹ thuật của bánh phanh, má phanh, lò xo phanh, đánh giá theo các mục trong 12.2.3.2 TCVN 6396 - 3:2010.

- Kiểm tra các puly, tang dẫn cáp, hướng cáp và cố định đầu cáp/xích, đánh giá theo điều 9.2 TCVN 6396 - 3:2010.

- Kiểm tra việc bố trí các công tắc điện trong buồng máy, đánh giá theo điều 13.4,13.5 TCVN 6396 - 3:2010.

(ii) Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.

- Kích thước cabin, đánh giá theo điều 1.4 TCVN 6396-3:2010.

- Cửa cabin (nếu có), đánh giá theo điều 8.6 TCVN 6396-3:2010.

- Khe hở giữa cabin và cửa tầng hoặc với khung cửa tầng khi cửa được mở hoàn toàn không được vượt quá 30 mm.

(iii) Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan

- Đối với giếng thang mà người bảo dưỡng có thể vào được thì nóc cabin của thang máy chở hàng được đánh giá theo mục 8.3.2.2 TCVN 6396-3:2010

- Đối với giếng thang được coi là không vào được đối với nhân viên bảo trì thì đánh giá theo 0.3.13.1 TCVN 6396-3:2010.

- Kiểm tra Ray dẫn hướng cabin, đối trọng, đánh giá theo mục 5.6.1, 5.6.3 và 10.2 TCVN 6396-3:2010.

(iv) Kiểm tra giếng thang.

- Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị khác trong giếng thang, đánh giá theo điều 5.7 TCVN 6396-3:2010.

- Kiểm tra việc bao che giếng thang, đánh giá theo mục 5.2.1 TCVN 6396-3:2010.

- Kiểm tra các cửa kiểm tra cửa sập kiểm tra thẳng đứng có lắp bản lề, đánh giá theo các mục trong 5.2.2 TCVN 6396-3:2010.

- Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị hạn chế hành trình phía trên và hoạt động của chúng.

- Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung, đánh giá theo điều 8.8 TCVN 6396- 3:2010.

- Kiểm tra khoảng hành trình có dẫn hướng của cabin đi lên từ tầng dừng cao nhất tới khi cabin va vào trần của giếng thang ít nhất phải là 0,2 m.

Lưu ý: Trong trường hợp có các không gian tiếp cận được ở bên dưới giếng thang của thang máy thì đánh giá theo điều 9.7, 9.8, 9.9 TCVN 6396 - 3:2010.

(v) Kiểm tra các cửa tầng

- Kiểm tra khe hở giữa hai cánh, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không quá 10 mm.

- Kiểm tra khống chế đóng mở cửa tầng, đánh giá theo 7.5 TCVN 6396- 3:2010.

- Kiểm tra khóa cửa tầng, đánh giá theo 7.7.3.1 TCVN 6396-3:2010.

- Kiểm tra dẫn hướng cửa, đánh giá theo điều 7.4.2 TCVN 6396-3:2010.

- Kiểm tra tín hiệu “có cabin đỗ”, đánh giá theo điều 7.6.2 TCVN 6396- 3:2010.

- Kiểm tra chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo tại ngưỡng cửa tầng phải có độ sáng ít nhất là 50 lux.

(vi) Kiểm tra đáy hố thang

- Kiểm tra môi trường đáy hố, đánh giá theo mục 5.6.4.1.

- Khi giếng thang có thể vào được, đánh giá theo mục 5.6.4.2 và 5.6.4.3 và 9.7 TCVN 6396 - 3:2010.

- Khi giếng thang không thể vào được: đánh giá theo mục 5.6.4.4.

(vii) Thử không tải

Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ. Quan sát sự hoạt động của các bộ phận.

Đánh giá: Đạt yêu cầu khi không phát hiện hiện tượng bất thường.

Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:

(i) Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức

Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:

- Đo dòng điện động cơ thang máy: đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy.

- Đo vận tốc cabin: đánh giá theo mục 12.2.5 TCVN 6396 - 3:2010.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 8.1.3.1.

(ii) Thử tải động ở chế độ 125% tải định mức. Thử phanh điện từ: đánh giá, so sánh với hồ sơ nhà chế tạo.

(iii) Thử bộ khống chế vượt tốc (nếu có).

(iv) Thử phanh hãm bảo hiểm (nếu có).

Đối với thang máy chở hàng dẫn động bằng thủy lực, khi tiến hành kiểm định phải tiến hành theo trình tự sau:

Kiểm tra bên ngoài: tiến hành theo các mục như kiểm định thang chở hàng dẫn động điện.

Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:

(i) Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy

- Kiểm tra phần lắp đặt và các bộ phận máy: việc kiểm tra được tiến hành theo các bước của phần 8.1.2.1 quy trình này và đánh giá theo các mục 5.2, 5.3.2.1, 5.3.3.1, 5.4.3 TCVN 6396 -3: 2010.

- Kiểm tra máy dẫn động và các thiết bị thủy lực:

+ Kiểm tra việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động, đánh giá theo mục 12.3.1 TCVN 6396 - 3: 2010;

+ Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống ống dẫn, đánh giá theo mục 12.3.3.1 TCVN 6396 - 3: 2010.

- Kiểm tra các bảng điện, đường điện, đầu đấu dây: việc kiểm tra được tiến hành theo các bước như kiểm định thang chở hàng dẫn động điện.

Việc kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin, kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan, kiểm tra các cửa tầng, kiểm tra đáy hố thang, Thử không tải thực hiện như khi kiểm định thang chở hàng dẫn động điện.

Các chế độ thử tải - Phương pháp thử.

(i) Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức.

Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức, yêu cầu kiểm tra các thông số sau đây (tải trọng định mức của thang máy chở hàng không vượt quá 300 kg).

- Đo dòng điện bơm thủy lực: đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy.

- Đo vận tốc cabin: đánh giá theo mục 12.3.8 TCVN 6396 - 3:2010.

- Thử van một chiều: đánh giá theo mục 12.3.5.2.2 TCVN 6396 - 3:2010.

- Thử van giảm áp: đánh giá theo mục 12.3.5.3 TCVN 6396 - 3:2010.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 8.2.3.1.

(ii) Thử tải ở chế độ 125% tải định mức.

- Cho cabin chuyển động từ tầng trên cùng xuống, ngắt nguồn điện cung cấp: đánh giá là đạt yêu cầu khi cabin không trôi, không xảy ra biến dạng, hư hỏng bất thường của các cơ cấu của thang máy.

- Thử bộ hãm bảo hiểm cabin (nếu có): phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.2.1 TCVN 6905: 2001.

(iii) Thử cứu hộ thang máy: đánh giá theo điều 12.3.9.1 TCVN 6396 - 3:2010.

3.3 Xử lý kết quả kiểm định

Bước 1: Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.

Bước 2: Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;

- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

Bước 3: Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thang máy chở hàng (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

Bước 4: Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thang máy chở hàng đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thang máy chở hàng. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.

Bước 5: Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:

- Khi thang máy chở hàng có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thang máy chở hàng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

- Khi thang máy chở hàng có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 1,2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thang máy chở hàng không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thang máy chở hàng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang máy trung tâm thương mại

4. ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH THANG MÁY UY TÍN

Kiểm định thang máy luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú trọng, mỗi đơn vị sử dụng và khai thác thang máy phải đáp ứng đầy đủ các quy định do nhà nước ban hành. Hiện nay, có khá nhiều các đơn vị hoạt động về lĩnh vực kiểm định an toàn thiết bị, tuy nhiên để chọn ra một đơn vị kiểm định thang máy chất lượng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế là một trong các công ty được nhiều doanh nghiệp tin tưởng mà lựa chọn với nhiều ưu điểm nổi bật như:

4.1 Đội ngũ & trang thiết bị

Các trang thiết bị được sử dụng trong quá trình công tác của công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế luôn được chú trọng đầu tư, kiểm tra và nâng cấp không ngừng nhằm đáp ứng các yếu tố kiểm tra chính xác nhất.

Đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên của chúng tôi được đào tạo và tập huấn liên tục, nhằm đáp ứng 100% năng lực làm việc xuyên suốt, giúp hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

4.2 Chi phí tối ưu

Chi phí kiểm định thang máy được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư đã được ban hành. Kiểm Định Quốc Tế cam kết là một trong các đơn vị có giá dịch vụ kiểm định thang máy tốt nhất hiện nay trên thị trường.

Công ty Kiểm định An Toàn Quốc Tế với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn thang máy cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Với phương châm làm việc “ Trao niềm tin – Nhận giá trị”, chúng tôi tự tin khẳng định là trung tâm kiểm định an toàn hàng đầu được nhiều đơn vị, tổ chức chọn lựa là đơn vị đối tác. Sự hài lòng của quý khách chính là thước đo quan trọng đánh giá năng lực của công ty chúng tôi.

Liên hệ ngay: 0963.249.800 – 0902.850.708 (24/7) để được hỗ trợ nhanh nhất.