KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ hai 01/03/2021 - 12:23:23

KIỂM ĐỊNH DÀN ÉP CỌC ROBOT

Ngày 26/2/2021, Công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế đã thực hiện Kiểm định dàn ép cọc robot tại Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương

(Hình ảnh thực tế Kiểm định dàn ép cọc robot tại Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương)

Máy ép cọc là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để thi công xử lí phần nền móng của các công trình. Đóng cọc vào trong nền đất bằng các loại búa rơi, búa hơi, búa nổ, búa thủy lực và búa rung phục vụ trong thi công móng cọc. Theo quy định của pháp luật thì máy ép cọc sử dụng thi công xây dựng công trình thuộc danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thẩm quyền quản lí nhà nước của Bộ Xây dựng. Trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ cần thực hiện kiểm định máy ép cọc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

 

 

1. Kiểm định máy ép cọc là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật của máy có đáp ứng những quy chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn an toàn chất lượng hay không.

2. Vì sao phải kiểm định an toàn máy ép cọc?

  •  Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
  •  Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc dẫn đến tai nạn lao động.
  •  Đảm bảo hoạt động ổn định của thiết bị.
  •  Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

3. Căn cứ pháp lí cho việc thực hiện kiểm định máy ép cọc

  • Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn đối với thiết bị nâng.
  •  Quy trình kiểm định kĩ thuật an toàn QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH về cần trục tự hành.
  •  Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10645:2014 (ISO 5598:2008) về hệ thống và bộ phận truyền động thủy lực/ khí nén.
  •  Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5179:1990 về máy nâng hạ – yêu cầu thử nghiệm máy thủy lực về an toàn.
  •  Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4755:1989 về cần trục – yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực.
  •  Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc – thi công và nghiệm thu.
  •  Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5206:1990 về máy nâng hạ – yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
  •  Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5029:1990 về máy nâng hạ — yêu cầu đối với máy điện.
  •  TCVN 8208:2008 về cần trục.

Trong trường hợp các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia và tiêu chuẩn viện dẫn có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

4. Các loại máy ép cọc cần được kiểm định an toàn

  •  Máy ép cọc thủy lực: là máy hạ cọc trong lòng đất bằng thủy lực tĩnh các dụng lên đỉnh cọc hoặc lên thân cọc nhờ các xilanh thủy lực ép cọc.
  •  Mép ép đỉnh: còn gọi là máy ép chặn là loại máy ép tải thủy lực ép hoặc tổng lực ép lên đỉnh cọc.
  •  Máy ép ôm – máy ép rô bốt: là loại máy ép thủy lực có lực ép đặt lên các bên của cọc ép nhờ lực ma sát giữa các bề mặt của cọc đang ép và các chấu ôm. Máy ép ôm là loại tự di chuyển trên bề mặt công trình bằng các chân bước còn được gọi là máy ép robot.

 --------------------------------------------------------------------------------------------------

Với phương châm “Trao niềm tin- Nhận giá trị”, Chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ đến khách hàng bằng uy tín cùng dịch vụ chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kiểm tra an toàn cho các máy móc, thiết bị công nghiệp của quý khách.

HOÀNG THANH SƠN

Di động: 0902 850708

Điện thoại: (028) 66.566.008                                              

Email: kiemdinhquocte.vn@gmail.com

Trụ sở: 288/21 Dương Đình Hội. P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Tp.HCM.

Mã số thuế: 0314275421