Thứ sáu 05/05/2023 - 12:53:53
Bình chịu áp lực được biết đến là các thiết bị làm việc ở trạng thái áp suất cao hơn so với áp suất khí quyển. Hiện nay theo các quy định an toàn, những thiết bị làm việc với áp suất từ 0,7 at trở lên được coi là thiết bị áp lực. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh, các bình chịu áp lực cần phải được kiểm định định kỳ và thường xuyên. Điều này nhằm đáp ứng các quy định an toàn khi sử dụng bình chịu áp lực trong môi trường lao động sản xuất. Vậy thế nào là dịch vụ kiểm định bình chịu áp lực, chi phí và thời hạn kiểm định ra sao, cùng xem tiếp nội dung sau nhé.
Bình chịu áp lực được hiểu là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm cơ sở tính sức bền của các bộ phận của bình áp lực
Áp suất làm việc là áp suất của hệ thống cần cung cấp
Do người sử dụng không hiểu biết sử dụng bình quá áp suất quy định;
Sử dụng vật liệu chế tạo kém chất lượng, hệ thống van, đồng hồ đo không đảm bảo
- Nổ áp lực: Có nguy cơ nổ khi bị nung nóng, đổ ngã , va đập,... hoặc khi bình bị ăn mòn, rỗ quá mức qui định
- Nguy cơ nổ cháy môi chất, rò rỉ môi chất độc chứa trong bình
- Điện giật: Nguy cơ điện rò ra vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn,...
Chính vì thế bình chịu áp lực cần được định kỳ kiểm định an toàn.
Việc kiểm định bình chịu áp lực là công tác kiểm tra, đánh giá, phân tích và so sánh tình trạng và mức độ hoạt động của thiết bị áp lực có đủ yếu tố vận hành an toàn hay không và có phù hợp so với các quy chuẩn tương ứng đã được phát luật đề ra hay không.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh, các bình chịu áp lực cần phải được kiểm định định kỳ và thường xuyên. Bình chịu áp lực là một loại bình được sử dụng để chứa và vận chuyển các chất lỏng, khí hoặc hỗn hợp khí - lỏng ở áp suất cao.
Bình chịu áp lực có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu như thép, nhôm, đồng, nhựa, vv. Một số bình chịu áp lực còn có thể được trang bị thêm các thiết bị bảo vệ như van an toàn, đồng hồ đo áp suất, vv.
Công tác kiểm định này được tiến hành trước khi thiết bị đưa vào sử dụng, tiến hành hàng năm, định kì hoặc bất thường, để đảm bảo thiết bị áp lực luôn trong tình trạng tốt nhất và an toàn nhất.
Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng thiết bị áp lực mà do chủ quan nên không tiến hành kiểm định, nghĩ rằng đồ mới mua thì không xảy ra sai sót gì.
Quan điểm đó vừa không đúng theo yêu cầu của pháp luật, lại vừa là ý kiến chủ quan và có thể đem lại những tổn thất không ngờ vì không ai có thể khẳng định được thiết bị mới chạy hoàn toàn tốt. Vậy nên, kiểm định an toàn cho thiết bị áp lực là điểu vô cùng cần thiết.
Áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar không kể áp suất thủy tĩnh (theo QCVN 01-2008/BLĐTBXH), thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Không áp dụng cho các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200, bình có dung tích nhỏ hơn 25 lít.
Đối với các loại bình chịu áp lực nguy cơ tai nạn cao nhất chính là cháy nổ, hoạt động kiểm định bình chịu áp lực không được tiến hành đúng quy định, hiện tượng nổ bình chịu áp lực dễ dàng xảy ra khi áp suất quá cao mà chất lượng của bình không còn được đảm bảo tiêu chuẩn nữa, khi đó hậu quả sẽ cực kì nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng con người mà còn thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, tiến độ công việc, tài sản trong xã hội,...
Chính vì thế mà hoạt động kiểm định bình chịu áp lực cần được thực hiện, để kịp thời phát hiện các vấn đề kỹ thuật, có biện pháp khắc phục hoặc loại bỏ để đảm bảo an toàn lao động.
Với nguy cơ mất an toàn lao động cao, các cơ quan nhà nước vô cùng siết chặt khâu quản lý, thường xuyên có nhiều đợt kiểm tra để đảm bảo doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động khi sử dụng và vận hành hệ thống bình chịu áp lực.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng trong quá trình kiểm định bình chịu áp lực phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
TCVN 6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC
TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử)
TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
Có thể kiểm định bình chịu áp lực theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức an toàn được quy định trong nước.
Tại mục 04 của thông tư 05/2014/TTBLĐTBXH ngày 06 tháng 03 năm 2014 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội có ghi rõ: "Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cáo hơn 0,7bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010" cần phải được tiến hành kiểm định an toàn.
Việc kiểm định bình chịu áp lực phải được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Sẽ kiểm định an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng
- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn
- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong
- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị
- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động
Quy trình kiểm định bình chịu áp lực là một quy trình quan trọng giúp đảm bảo an toàn và chất lượng của các bình chịu áp lực bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi tiến hành kiểm định bình chịu áp lực, cần phải chuẩn bị các thiết bị và dụng cụ cần thiết như bộ đồng hồ đo áp suất, van xả khí, đồng hồ đo độ chính xác cao, búa đo, máy đo dày vỏ bình, vật liệu mài bóng và các dụng cụ khác để kiểm tra các thông số kỹ thuật của bình chịu áp lực.
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài
Trước khi kiểm tra các thông số kỹ thuật, cần kiểm tra ngoại hình của bình chịu áp lực. Kiểm tra xem bình có trầy xước, rỉ sét hay không và đảm bảo rằng bình không bị biến dạng hoặc ảnh hưởng đến tính năng an toàn của bình.
Bước 3: Kiểm tra vỏ bình
Tiếp theo, cần kiểm tra vỏ bình chịu áp lực. Bằng cách sử dụng máy đo dày vỏ bình, kiểm tra độ dày của vỏ bình và đảm bảo rằng độ dày này đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu độ dày của vỏ bình không đạt tiêu chuẩn, bình cần được sửa chữa hoặc thay thế.
Bước 4: Kiểm tra van xả khí
Van xả khí là thành phần quan trọng của bình chịu áp lực. Cần kiểm tra van xả khí để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng cách và đảm bảo sự an toàn khi sử dụng bình. Kiểm tra van xả khí bằng cách thử nghiệm với áp suất và đảm bảo rằng van xả khí mở và đóng đúng cách.
Bước 5: Kiểm tra đường ống và các phụ kiện
Các đường ống và phụ kiện cũng là một phần quan trọng của bình chịu áp lực. Cần kiểm tra các đường ống, van và các phụ kiện khác để đảm bảo rằng chúng không bị hư hỏng hoặc gây ra sự cố trong quá trình sử dụng. Kiểm tra các đường ống và phụ kiện bằng cách sử dụng đồng hồ đo độ chính xác cao và đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách.
Bước 6: Kiểm tra áp suất
Sau khi đã kiểm tra các thành phần của bình chịu áp lực, cần kiểm tra áp suất của bình. Áp suất cần phải đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bằng cách sử dụng bộ đồng hồ đo áp suất, kiểm tra áp suất của bình và đảm bảo rằng nó nằm trong giới hạn cho phép.
Bước 7: Kiểm tra độ bền của bình
Cuối cùng, cần kiểm tra độ bền của bình chịu áp lực. Bằng cách sử dụng búa đo, kiểm tra độ bền của vỏ bình và đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu bình không đạt tiêu chuẩn, cần sửa chữa hoặc thay thế.
Sau khi đã hoàn thành quy trình kiểm định bình chịu áp lực, cần lập báo cáo kiểm định và ghi nhận kết quả kiểm định. Báo cáo này sẽ cho biết tình trạng của bình chịu áp lực và có thể đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chất lượng và an toàn khi sử dụng bình.
Hệ thống bình chịu áp lực trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong suốt quá trình sử dụng, và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Thời hạn kiểm định bình chịu áp lực an toàn định kỳ là 03 năm/lần.
Đối với các bình chịu áp lực chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ và các bình chịu áp lực đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
Đối với các bình chịu áp lực chứa môi chất ăn mòn kim loại, cháy nổ đã sử dụng trên 12 năm và các bình chịu áp lực đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi.
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bình;
- Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt (đối với bình cố định);
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm định bình chịu áp lực luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú trọng, mỗi đơn vị sử dụng và khai thác các loại bình chịu áp lực phải đáp ứng đầy đủ các quy định an toàn do nhà nước ban hành. Hiện nay, có khá nhiều các đơn vị hoạt động về lĩnh vực kiểm định an toàn máy móc thiết bị, tuy nhiên để chọn ra một đơn vị kiểm định bình chịu áp lực uy tín chất lượng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế là một trong các công ty kiểm định bình chịu áp lực được nhiều doanh nghiệp tin tưởng mà lựa chọn với nhiều ưu điểm nổi bật như:
Các trang thiết bị được sử dụng trong quá trình công tác của công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế luôn được chú trọng đầu tư, kiểm tra và nâng cấp không ngừng nhằm đáp ứng các yếu tố kiểm tra chính xác nhất.
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên của chúng tôi được đào tạo và tập huấn liên tục, nhằm đáp ứng 100% năng lực làm việc xuyên suốt, giúp hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Chi phí kiểm định bình chịu áp lực được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư đã được ban hành. Kiểm Định Quốc Tế cam kết là một trong các đơn vị có giá dịch vụ kiểm định bình chịu áp lực tốt nhất hiện nay trên thị trường. Ngoài ra, trong tùy từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định bình chịu áp lực sẽ có sự thay đổi khác nhau. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Công ty Kiểm định An Toàn Quốc Tế với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn bình chịu áp lực cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.
Với phương châm làm việc “ Trao niềm tin – Nhận giá trị”, chúng tôi tự tin khẳng định là trung tâm kiểm định an toàn hàng đầu được nhiều đơn vị, tổ chức chọn lựa là đơn vị đối tác. Sự hài lòng của quý khách chính là thước đo quan trọng đánh giá năng lực của công ty chúng tôi.
Liên hệ ngay: 028.665.66.008 – 0963.249.800 – 0902.850.708 (24/7) để được hỗ trợ nhanh nhất.
Quý khách đang cần tư vấn nhận báo giá các dịch vụ của công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế?
Vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ hotline 0963.249.800 để được hỗ trợ nhanh nhất