KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Chủ nhật 10/10/2021 - 18:10:15

Vào mùa mưa thì hiện tượng sét là yếu tố cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho văn phòng, nhà xưởng, cây xăng…..của Quý khách. Vì điện và sét là hai nguyên nhân chính gây cháy nổ thường xảy ra ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Do đó, việc đảm bảo an toàn hệ thống chống sét và hệ thống điện được cơ quan quản lý nhà nước quy định chặt chẽ tại Luật Phòng cháy và Chữa cháy, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và Nghị định 52/2012 NĐ-CP. Công ty cổ phần Kiểm Định An Toàn Quốc Tế sẽ chia sẻ tới Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến kiểm tra an toàn hệ thống điện và hệt thống chống sét.

I. AN TOÀN HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dông sét. Số ngày dông có ở Việt Nam trên nhiều khu vực thuộc loại khá lớn. Vì vậy việc đề ra các quy định kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét là cần thiết, để bảo cho toàn bộ nhà máy như các khu nhà xưởng, khu văn phòng, kho chứa xăng dầu, trạm sang chiếc gas, trạm kinh doanh xăng dầu, cơ sở bức xạ, trạm xử lý nước, xử lý nước thải, ống khói (chế biến hạt điều, cao su)…

Một hệ thống chống sét sử dụng kim chống sét cổ điển hay hiện đại đều phải có đầy đủ ba phần chính: kim chống sét, dây dẫn sét và hệ thống tiếp địa (nối đất).

- Kim chống sét là điểm đầu tiên tiếp nhận tia sét. Tùy vào yêu cầu của từng công trình cụ thể ta sẽ chọn loại kim phù hợp. Trên thị trường có nhiều loại kim thu sét phóng điện sớm của các hãng như Ingesco, Liva, LPI, …

- Dây dẫn sét có tác dụng chuyển tải dòng sét xuống đất dễ dàng và phải chịu được nhiệt độ phát nóng cục bộ để không bị biến dạng. Ta có thể chọn cáp đồng thoát sét loại có tiết diện 50mm² trở lên hoặc cáp thoát sét chống nhiễu chuyên dụng.

- Hệ thống nối đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc trung hòa dòng sét, đảm bảo hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét. Các thiết bị của hệ thống nồi đất bao gồm các cọc nối đất bằng thép bọc đồng, cáp đồng thoát sét và hóa chất làm giảm điện trở đất. Để kết nối các cọc đồng tiếp đất và dây đồng trần thoát sét, ta sử dụng các mối hàn hóa nhiệt. Mối hàn này có tác dụng dẫn dòng điện (tốt hơn cả dây dẫn), không bị lão hóa, bị ăn mòn trong một thời gian dài. Hóa chất làm giảm điện trở được pha trộn lẫn nhau trong nước và đổ lên vùng chôn các điện cực để tạo ra một lớp khô cứng đồng nhất. Lớp hóa chất này sẽ có tác dụng làm giảm thấp điện trở hệ thống tiếp đất; không bị rửa trôi và bền vững (không đòi hỏi phải bảo trì) trong nhiều năm; giúp hệ thống cọc tiếp đất chống lại sự ăn mòn của môi trường tự nhiên. Sử dụng hóa chất giảm điện trở đất và hàn hóa nhiệt, các hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo yếu tố có tổng trở nhỏ hơn10 Ohm đối với chống sét trực tiếp và nhỏ hơn 4 Ohm đối với chống sét lan truyền.

Như vậy, để duy trì, đảm bảo độ an toàn của hệ thống chống sét cần phải đo diện trở tiếp địa, về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ. Theo đó, cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Điều 13 nghị định 52/2012 ND-CP ngày 14/6/2012 và theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” quy định kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.

Điều 7, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:

1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thử về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Điều 13, Nghị định 52/2012 NĐ-CP ngày 14/6/2012 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

II. AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỆN

Điện năng đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống, nhưng bản thân nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mà chúng ta không lường hết được. Do đó, nó có thể gây ra những tai nạn, sự cố rất nghiêm trọng nếu chúng ta không tuân thủ theo qui định, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật an toàn sử dụng điện.

Hàng năm trong cả nước đã xảy ra hỏa hoạn lớn, hàng trăm vụ tai nạn điện gây thiệt hại nặng về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của Nhà nước và nhân dân mà nguyên nhân do mất an toàn sử dụng điện. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho người lao động và người sử dụng điện là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm phòng ngừa và hạn chế tại nạn điện.

Theo quy phạm an toàn điện hạ áp thì hệ thống điện phải được kiểm tra, nghiệm thử khi lắp đặt, sửa chữa và cân chỉnh định kỳ. Thủ trưởng đơn vị sử dụng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo thiết kế, việc tiến hành kiểm tra phải được tiến hành từ khi thiết kế, lắp đặt và định kỳ trong quá trình sử dụng.

Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác nhau trong công việc vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xãy ra, trong khi đó, có thể nghe tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ.

Nội dung kiểm định an toàn điện được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính như: Kiểm tra bên ngoài; đo điện trở cách điện; đo điện trở của các cuộn dây; kiểm tra độ bền của điện môi; đo điện trở tiếp xúc; đo dòng điện rò; đo các thông số đóng cắt thiết bị; kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm; v.v...

Đối với chu kỳ kiểm định, kiểm định lần đầu được thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện; Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện. Đối với các thiết bị trong dây chuyền đang vận hành không thể tách để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu đây chuyền thiết bị. Kiểm định bất thường được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/ các nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do Bộ Công Thương, bộ lao động thương binh xã hội  ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định phải được thể hiện trong từng quy trình cụ thể.

Kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường.

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN ĐIỆN

* Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật:

- Vỏ bảo vệ;

- Che chắn bảo vệ;

- Bố trí bảo vệ;

- Cách điện nơi làm việc;

- Dùng điện áp an toàn;

- Nối đất bảo vệ: Rđ ≤ 4 Ω tại bất kỳ thời điểm nào trong năm (theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - yêu cầu chung”).

* Yêu cầu chung về máy điện cầm tay:

- Dòng điện rò:

0.75mA: với máy điện cầm tay cấp I.

0.5mA: với máy điện cầm tay cấp II, III.

- Điện trở cách điện:

Cách điện làm việc Rcđ = 2 MΩ

Cách điện tăng cường Rcđ = 7 MΩ

III. Tổ chức cấp chứng chỉ kiểm tra hệ thống điện và hệ thống chống sét?

Quý khách hàng cần tư vấn kiểm tra hệ thống điện và hệ thống chống sét vui lòng liên hệ hotline (028) 66.566.008 để được tư vấn chi tiết nhất.

 

Bên cạnh đó, Quí khách liên hệ với Công ty cổ phần kiểm định an toàn Quốc Tế để được tư vấn các dịch vụ:

-       Kiểm định các thiết bị an toàn kỹ thuật, thiết bị nâng, thiết bị áp lực;

-       Kiểm định máy móc trong công trình xây dựng;

-       Kiểm tra an toàn hệ thống điện, hệ thống chống sét;

-       Huấn luyện An toàn lao động: Cấp thẻ an toàn lao động, Giấy chứng nhận An toàn lao động.

-       Tư vấn hồ sơ thiết bị tham gia thầu công trình.

-       Tư vấn, cung cấp dịch vụ bảo hiểm tai nạn con người (Bảo hiểm 24h); Bảo hiểm TNDS, Bảo hiểm vật chất máy móc thiết bị.

Với phương châm “Trao niềm tin- Nhận giá trị”, Chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ đến khách hàng bằng uy tín cùng dịch vụ chuyên nghiệp.

Ms. Mai Ly

Di động: 0963 249800

Điện thoại: (028) 66.566.008                                             

Email: kiemdinhantoanquocte@gmail.com

Trụ sở: 288/21 Dương Đình Hội. P. Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM.

Mã số thuế: 0314275421

Website:  http://www.kiemdinhquocte.vn