KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ tư 12/07/2023 - 13:07:36

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống cốp pha trượt do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2017 của Bộ Xây dựng. 

1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1.1 Phạm vi áp dụng

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn sau lắp đặt tại hiện trường và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với hệ thống thiết bị cốp pha trượt được sử dụng để thi công theo chiều thẳng đứng các công trình bê tông như quy định trong TCVN 9342:2012 bao gồm: silô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nƣớc, tháp truyền hình, vách, tấm tường bê tông cốt thép toàn khối có chiều dày thành không thay đổi hoặc thay đổi theo hình côn.Cốp pha trượt thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tƣ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Xây dựng quản lý.

Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại cốp pha trượt dùng để thi công một công trình cụ thể nhưng không được trái với quy định của quy trình này.

1.2. Đối tượng áp dụng

- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân chế tạo, kinh doanh, sở hữu, quản lý, sử dụng cốp pha trượt nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);

- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN HỆ THỐNG CỐP PHA TRƯỢT

Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với hệ thống cốp pha trượt phải đánh giá được tình trạng làm việc của giá nâng, sàn công tác, giàn giáo treo, thiết bị vận chuyển theo phương đứng, phương ngang, hệ thống điện động lực và điện điều khiển, thiết bị cảnh báo, hệ thống thủy lực, hệ thống chống sét và tình trạng vận hành của toàn bộ hệ thống.

2.1 Vì sao cần kiểm định hệ thống cốp pha trượt

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn sau lắp đặt tại hiện trường và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với hệ thống thiết bị cốp pha trượt được sử dụng để thi công theo chiều thẳng đứng các công trình bê tông như quy định trong TCVN 9342:2012 bao gồm: silô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nước, tháp truyền hình, vách, tấm tường bê tông cốt thép toàn khối có chiều dày thành không thay đổi hoặc thay đổi theo hình côn.

Cốp pha trượt thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Xây dựng quản lý.

2.2 Nội dung kiểm định

- Kiểm định kích thủy lực về sức nâng và cơ cấu bộ phận sử dụng trong hệ thống cốp pha trượt.

- Kiểm định hệ thống cốp pha trượt sau khi lắp đặt tại hiện trường hoặc kiểm định định kỳ.

3. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG CỐP PHA TRƯỢT

3.1  Các bước kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

Đối với kiểm định kích thủy lực quy định tại Mục 4.1.1 thực hiện kiểm định theo các quy định hiện hành về hệ thống nâng thủy lực, kết quả kiểm định theo Phụ lục C quy trình này. Đối với kiểm định hệ thống cốp pha trượt quy định tại Mục 4.1.2, khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

Chuẩn bị kiểm định

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt.

Tiến hành kiểm định

- Kiểm tra bên ngoài;

- Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải;

- Kiểm tra kỹ thuật - thử có tải.

Xử lý kết quả kiểm định

Chú ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục A và lưu tại tổ chức kiểm định.

3.2 Chuẩn bị kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

- Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, giám sát việc kiểm định.

- Kiểm tra lý lịch, hồ sơ thiết bị

Đối với kiểm định sau lắp đặt tại hiện trường

- Cơ sở phải chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến thiết bị được kiểm định để tổ chức kiểm định tiến hành các thủ tục kiểm định.

- Hồ sơ kỹ thuật (theo tài liệu chỉ dẫn của nhà chế tạo hoặc thiết kế theo điều kiện thực tế tại công trường được phê duyệt) gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ bố trí hệ thống thiết bị trên công trường;

+ Bản vẽ tổng thể hệ thống thiết bị có ghi kích thước và các thông số kỹ thuật chính cùng các chỉ dẫn về phân bố tải trên sàn công tác trong quá trình thi công;

+ Bản vẽ lắp đặt các cụm thiết bị chính, bản vẽ sơ đồ truyền động thủy lực cho hệ thống kích nâng, bản vẽ sơ đồ hệ thống chống sét và tiếp địa;

+ Bản vẽ hệ thống thiết bị vận chuyển theo phương đứng và theo phương ngang cùng đặc tính kỹ thuật (nếu có trang bị);

+ Bản vẽ kết cấu kim loại;

+ Kết quả thử nghiệm của các kích thủy lực đơn lẻ sử dụng trong hệ thống.

- Lý lịch của thiết bị phải thể hiện được mã hiệu, nơi chế tạo, năm sản xuất, đặc tính kỹ thuật của hệ thống kích nâng, trạm bơm thủy lực, van khóa và các thiết bị an toàn của hệ thống thủy lực;

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước;

- Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và xử lý sự cố.

Đối với kiểm định định kỳ

- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị;

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước;

- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.

Đối với kiểm định bất thường

- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị cải tạo, sửa chữa có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật);

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước;

- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi lý lịch, hồ sơ của thiết bị đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.2 của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục, bổ sung.

3.3  Kiểm tra hồ sơ lắp đặt

- Vị trí lắp đặt, các kích thước an toàn, lối đi, cầu thang, chiếu sáng, các cảnh báo bằng âm thanh, ánh sáng hoặc biển báo;

- Bản vẽ mô tả vị trí đặt các thiết bị quan trắc và các điểm đo;

- Bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật;

- Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện của động cơ.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi hồ sơ, lý lịch của thiết bị đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.3 của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục, bổ sung.

3.4 Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

Kiểm tra bên ngoài

- Công tác kiểm tra bên ngoài của hệ thống cốp pha trượt chỉ được tiến hành sau khi hoàn tất lắp đặt và có biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc lắp đặt. Việc lắp đặt hệ thống cốp pha trượt chỉ được tiến hành sau khi kết thúc toàn bộ công việc đổ bê tông đến cao trình thi công bằng cốp pha trượt. Lớp bê tông đầu tiên cao từ 10cm đến 15cm của phần thi công bằng cốp pha trượt nên được thi công cùng với phần bê tông đổ trước khi trượt;

- Tiến hành kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: vị trí lắp đặt, các kích thước an toàn, lối đi, cầu thang, chiếu sáng, các cảnh báo bằng âm thanh, ánh sáng hoặc biển báo... phải đáp ứng Điều 9 của TCVN 9342:2012 hoặc hồ sơ thiết kế thi công lắp đặt hệ thống thiết bị đã được phê duyệt;

- Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ và sự phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị phải phù hợp với hồ sơ, lý lịch và cần đặc biệt chú ý kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của các chi tiết, bộ phận sau:

+ Kết cấu kim loại của giá nâng, vành gông trên, vành gông dưới, sàn công tác, giàn giáo treo phải tuân theo TCVN 9342:2012. Kết cấu kim loại của thiết bị vận chuyển vật liệu theo phương đứng (nếu được trang bị): kiểm tra và đánh giá căn cứ theo Phụ lục 6 - TCVN 4244:2005;

+ Các mối ghép bu lông của các liên kết: kiểm tra bằng quan sát việc lắp ghép các cụm chi tiết về số lượng, chủng loại/cấp bền của bu lông đúng với hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo;

+ Kiểm tra các liên kết hàn: việc kiểm tra bằng quan sát phát hiện các hư hỏng khuyết tật bên ngoài và kiểm tra bằng phương pháp không phá hủy mối hàn (NDT) phù hợp với TCVN 4244:2005;

+ Kiểm tra và đánh giá các chi tiết, bộ phận của thiết bị vận chuyển vật liệu theo phương đứng và lồng cầu thang đi bộ được tiến hành tuân theo TCVN 4244:2005, TCVN 9342:2012 hoặc các Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp khác. Thiết bị vận chuyển theo phương đứng cần có đầy đủ các bộ phận đảm bảo an toàn đáng tin cậy như giới hạn tải trọng nâng, giới hạn hành trình, phanh hãm bảo hiểm, tín hiệu cảnh báo khi làm việc và các thiết bị an toàn cơ và điện khác;

+ Cáp điện, tủ điện điều khiển: dây cáp điện động lực phải theo đúng chủng loại của nhà chế tạo, đầu nối trong tủ điện điều khiển phải được bắt chặt và đảm bảo các quy định về an toàn điện hiện hành;

+ Hệ thống thủy lực: kiểm tra sự xiết chặt của các bu lông, kiểm tra việc lắp đặt các cụm van, đường ống dẫn, trạm bơm dầu, các đồng hồ chỉ báo, bộ điều chỉnh áp lực dầu, các đầu nối... Kiểm tra phát hiện việc rò rỉ dầu thủy lực của toàn bộ các chi tiết đấu nối;

+ Tình trạng của hệ dây dẫn xuống của thiết bị chống sét phải được thông suốt và phải tuân theo TCVN 9385:2012;

+ Kiểm tra việc lắp đặt đầy đủ và đúng cách của hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống cháy so với thiết kế và phải tuân theo TCVN 9342:2012.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt đầy đủ, đồng bộ, theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu trong mục 8.1.

Kết quả kiểm tra lý lịch, hồ sơ kỹ thuật và kiểm tra bên ngoài được lập thành “Bản ghi chép tại hiện trường” theo Phụ lục A của quy trình này.

Kiểm tra kỹ thuật - Chạy thử không tải

- Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành kiểm tra sai số sau lắp đặt hệ thống cốp pha trượt, sai số cho phép khi lắp ráp hệ thống cốp pha trượt được cho trong bảng 1. Nếu sai số lắp đặt của các bộ phận vượt quá sai số cho phép, cần tiến hành khắc phục trước khi chạy thử hệ thống;

Bảng 1. Sai số cho phép khi lắp đặt hệ thống cốp pha trượt

 

Thông số kỹ thuật

Giá trị sai số cho phép

1. Vị trí của tim trục khuôn cốp pha so với vị trí thiết kế của trục kết cấu tương ứng cần trượt

± 3

2. Kích thước miệng khuôn cốp pha so với yêu cầu thiết kế (có xét đến độ côn):

- Miệng trên

- Miệng dưới

 

- 3

+ 5

3. Vị trí vành gông so với yêu cầu thiết kế:

- Theo phương nằm ngang

- Theo phương thẳng đứng

 

± 3

± 3

4. Cao độ vành gông hoặc sàn công tác so với cao độ chuẩn

± 10

5. Độ thẳng đứng của giá nâng

± 3

6. Chênh cao tương đối giữa các dầm ngang của giá nâng

± 5

7. Khoảng cách giữa các kích

± 10

8. Kích thước đường kính cốp pha tròn hoặc chiều dài cạnh cốp pha vuông so với yêu cầu thiết kế

± 5

 

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện thử nghiệm phù hợp để phục vụ quá trình thử nghiệm. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi thử nghiệm. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình thử nghiệm;

- Kiểm tra và đánh giá điện trở cách điện mạch động lực của hệ thống cốp pha trượt căn cứ theo cấp điện áp theo các giá trị ở bảng 2;

Bảng 2. Điện trở cách điện mạch động lực của hệ thống thiết bị

 

Điện áp định mức (V)

Điện áp thử (V) Điện trở cách điện (MΩ)

≤ 250

250 ≥ 0,25
≤ 500

500

≥ 0,5
> 500

1000

≥ 0,1

 

- Kiểm tra sự thông suốt và đo điện trở của hệ thống tiếp địa;

- Kiểm tra sự vận hành thông suốt của hệ thống thông tin liên lạc;

- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống đèn chiếu sáng;

- Chạy thử để kiểm tra sự vận hành không tải của hệ thống thủy lực: Khi này chưa cắm các ty kích, bắt đầu cho bơm dầu làm việc để xả khí, sau đó tăng áp lực dầu lên tới 12 MPa để nâng hạ toàn bộ hệ thống các kích nâng, lặp lại 5 lần như vậy. Tiến hành kiểm tra toàn diện các đầu nối của các đường ống về sự rò rỉ của dầu, kiểm tra sự duỗi ra và co lại hết hành trình của kích, kiểm tra sự vận hành bình thường của trạm bơm, van điều khiển, của các đồng hồ chỉ báo, van khóa...

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt đầy đủ, đồng bộ, theo thiết kế, các hệ thống tiếp địa, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng và hệ thống thủy lực hoạt động bình thường theo thông số, tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu trong mục 8.2.

Thử tải

- Tiến hành vận hành chạy thử hệ thống cốp pha trượt. Việc chạy thử hệ thống cốp pha trượt được thực hiện với điều kiện là trên toàn bộ các sàn công tác, giàn giáo treo được chất tải bằng 1,25 lần tải thiết kế (Tải do trọng lượng của người, vật liệu và các vật dụng phục vụ thi công được bố trí theo quy định trong thiết kế). Trình tự chạy thử được tiến hành như sau:

+ Cắm các ty kích vào vị trí và tiến hành kẹp các kích nâng vào ty kích;

+ Chất đầy đủ tải và đúng vị trí theo quy định trên các sàn công tác và giáo treo;

+ Kiểm tra sự sẵn sàng làm việc của hệ thống;

+ Cho hệ thống kích nâng làm việc nâng toàn bộ hệ thống với chiều cao tương ứng hết một hành trình của pit tông. Tiếp tục nâng 3 ÷ 4 đoạn hành trình tiếp theo. Trong quá trình nâng, cần quan sát để đảm bảo rằng tất cả các kích phải vào hoặc ra hết hành trình khi làm việc. Trong quá trình nâng nếu phát hiện áp lực dầu tăng đến 1,2 lần trị số áp lực dầu nâng bình thường mà vẫn chưa làm cho tất cả các kích chạy hết hành trình thì phải ngừng nâng để kiểm tra và xử lý;

+ Kiểm tra độ sai lệch về cao độ giữa các kích với nhau. Độ sai lệch về cao độ giữa hai kích bất kỳ không vượt quá 40mm và sai lệch giữa hai kích kề nhau không vượt quá 20mm tính cho một lần kiểm tra độ chênh cao tương ứng với 1000mm chiều cao khi trượt. Cần nội suy để tìm ra độ chênh cao của các kích tương ứng độ cao trượt của hệ thống khi chạy thử;

+ Trong quá trình nâng, cần kiểm tra quan sát tình trạng làm việc của hệ thống thủy lực và toàn bộ hệ thống cốp pha trượt. Cần đảm bảo không có sự rò rỉ của dầu, các ty kích không bị cong vênh. Không có hiện tượng bất thường xẩy ra ở các giá nâng, vành gông, sàn công tác, giàn giáo treo...

- Thử không tải và có tải của hệ thống vận chuyển theo phương đứng tuân theo TCVN 4244:2005 hoặc các Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp khác.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình nâng tải các kích chạy hết hành trình và sai lệch độ cao giữa các kích nằm trong phạm vi cho phép, đồng thời không xuất hiện sự rò rỉ dầu hoặc các hiện tượng bất thường khác. Hệ thống vận chuyển theo phương đứng đáp ứng được các quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn tương ứng.

3.5 Xử lý kết quả thử nghiệm

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục B ban hành theo quy trình này.

Thông qua biên bản kiểm định

Thành phần thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

- Chỉ huy trưởng công trường;

- Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;

- Người thực hiện kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, tư vấn giám sát, chỉ huy trường công trường cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định

- Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho hệ thống cốp pha trượt, bao gồm cả thiết bị vận chuyển theo phương đứng;

- Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại mục 9.1, 9.2 quy trình này và cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.

3.6 Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống

- Thời hạn kiểm định sau lắp đặt cho hệ thống cốp pha trượt có giá trị không quá 01 (một) năm kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định.

- Thời hạn kiểm định định kỳ đối với hệ thống cốp pha trượt là 01 (một) năm.

- Trường hợp nhà sản xuất hoặc cơ sở sử dụng có yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà sản xuất hoặc cơ sở sử dụng; khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định;

- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

4. ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG CỐP PHA TRƯỢT

Kiểm định hệ thống cốp pha trượt luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú trọng, mỗi đơn vị sử dụng và khai thác các loại hệ thống cốp pha trượt phải đáp ứng đầy đủ các quy định an toàn do nhà nước ban hành. Hiện nay, có khá nhiều các đơn vị hoạt động về lĩnh vực kiểm định an toàn thiết bị nâng, tuy nhiên để chọn ra một đơn vị kiểm định cốp pha trượt uy tín chất lượng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế là một trong các công ty kiểm định hệ thống cốp pha trượt được nhiều doanh nghiệp tin tưởng mà lựa chọn với nhiều ưu điểm nổi bật như:

4.1 Đội ngũ & trang thiết bị

Các trang thiết bị được sử dụng trong quá trình công tác của công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế luôn được chú trọng đầu tư, kiểm tra và nâng cấp không ngừng nhằm đáp ứng các yếu tố kiểm tra chính xác nhất.

Đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên của chúng tôi được đào tạo và tập huấn liên tục, nhằm đáp ứng 100% năng lực làm việc xuyên suốt, giúp hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

4.2 Chi phí kiểm định hệ thống cốp pha trượt

Chi phí kiểm định cốp pha trượt được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư đã được ban hành. Kiểm Định Quốc Tế cam kết là một trong các đơn vị có giá dịch vụ kiểm định hệ thống cốp pha trượt tốt nhất hiện nay trên thị trường. Ngoài ra, trong tùy từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định hệ thống cốp pha trượt sẽ có sự thay đổi khác nhau. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Công ty Kiểm định An Toàn Quốc Tế với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn máy vận thăng cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Với phương châm làm việc “ Trao niềm tin – Nhận giá trị”, chúng tôi tự tin khẳng định là trung tâm kiểm định an toàn hàng đầu được nhiều đơn vị, tổ chức chọn lựa là đơn vị đối tác. Sự hài lòng của quý khách chính là thước đo quan trọng đánh giá năng lực của công ty chúng tôi.

Liên hệ ngay: 0963.249.800 – 0902.850.708 (24/7) để được hỗ trợ nhanh nhất.