Thứ hai 10/07/2023 - 18:33:50
Sàn treo nâng người là hệ thống nâng quan trọng không thể thiếu khi thi công các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình cao tầng. Để đảm bảo sức khỏe người lao động, việc kiểm định sàn nâng người là bắt buộc và phải được thực hiện đều đặn theo định kỳ. Cùng Kiểm Định An Toàn Quốc Tế tìm hiểu về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn treo nâng người trong bài viết sau đây nhé.
Kiểm định an toàn sàn nâng người là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Sàn nâng người là thiết bị đã được Bộ LĐTBXH quy định nằm trong các loại thiết bị cần kiểm định định kỳ để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc trong lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động. Được quy định chi tiết tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.
- Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP
- Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH
- Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH
- QCVN 07:2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ATLĐ đối với thiết bị nâng;
- QCVN 20:2015/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ATLĐ đối với sàn nâng người;
- TCVN 4244: 2005 - Thiết bị nâng- thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn QG Trung Quốc GB 19155:2003 - Sàn thao tác trên cao ngoài trời;
- Tiêu chuẩn QG Trung Quốc GB/T 5972-2006/ISO 4309:1990: Cáp cho máy trục -Tiêu chuẩn cho kiểm tra, xem xét và loại bỏ;
- Code of Practice for Safe Use and Operation of Suspended Working Platforms: Các quy định bắt buộc về việc vận hành và sử dụng an toàn thiết bị sàn nâng người của Hồng Kông - Trung Quốc.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
Vì sao phải kiểm định sàn nâng người? Kiểm định sàn nâng người có tác dụng gì? Một số công dụng của việc kiểm định sàn nâng người phải kể đến như:
Đảm bảo quá trình hoạt động bình thường, ổn định của sàn.
Đảm bảo tính an toàn đối với người lao động, tránh những sự cố không mong muốn xảy ra.
Chấp hành và làm theo đúng các tiêu chuẩn, quy định của cơ quan pháp luật.
Phát hiện những hỏng hóc để kịp thời sửa chữa, ngăn ngừa sự cố.
Theo quy định, kiểm định sàn nâng người phải được thực hiện định kỳ 2 năm/lần. Với những sàn nâng người có thời gian sử dụng lớn hơn 10 năm, thời hạn kiểm định là 1 năm/lần.
Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ sở, nhà chế tạo có yêu cầu thực hiện kiểm định theo kỳ hạn ngắn hơn thì việc kiểm định phải được thực hiện theo yêu cầu.
Kiểm định viên bắt buộc phải khai báo rõ nguyên nhân rút ngắn thời hạn kiểm định trong bản kiểm định nếu có thực hiện kiểm định trong thời gian ngắn.
Thời hạn kiểm định sàn nâng người được quy định theo đúng tiêu chuẩn của bộ kỹ thuật kiểm định quốc gia. Vậy nên, tất cả mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều phải thực hiện theo quy định.
Thứ nhất, trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
Thứ hai, kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Lý lịch, hồ sơ của thiết bị:
- Lý lịch phải thể hiện được mã hiệu, nơi chế tạo, năm sản xuất, tải trọng cho phép, khả năng vận chuyển, nguyên lý hoạt động, loại dẫn động, điều khiển, vận tốc, trọng lượng đối trọng, các kích thước chính (sàn công tác, dầm treo) và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, các thiết bị an toàn cần thiết, cơ cấu hạn chế quá tải).
- Hồ sơ kỹ thuật gồm: Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động, bản vẽ lắp các cụm cơ cấu, bản vẽ tổng thể có ghi các kích thước và thông số chính và các đặc tính kỹ thuật.
- Hồ sơ quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo dưỡng, kiểm định.
- Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và xử lý sự cố.
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Hồ sơ lắp đặt:
- Vị trí lắp đặt, các kích thước an toàn
- Bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật.
- Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện động cơ (nếu có).
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu tại 7.2.1, 7.2.2, 7.2.3 của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
Thứ ba, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
Thứ tư, xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
Kiểm tra bên ngoài:
- Tiến hành kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: Mặt bằng đặt thiết bị phải được đảm bảo khả năng chịu lực của thiết bị. Vị trí lắp đặt phải đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây tải điện (theo mục 1.5.7.1.9 TCVN 4244:2005);
- Đo kiểm tra kích thước lắp dựng sàn nâng người: Việc lắp dựng phải đảm bảo tính ổn định, theo đúng thiết kế của nhà chế tạo.
- Kiểm tra điều kiện môi trường: trời không mưa, phải đảm bảo nhiệt độ không quá 40°C, tốc độ gió không quá 8,3m/s.
- Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ và sự phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị phải phù hợp với hồ sơ, lý lịch và cần đặc biệt chú ý kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của các chi tiết, bộ phận sau:
+ Kết cấu kim loại của sàn thao tác, dầm treo: kiểm tra và đánh giá căn cứ theo phụ lục 6-TCVN 4244:2005;
+ Các mối ghép bulông của các liên kết: kiểm tra bằng quan trắc việc lắp ghép các cụm chi tiết đúng với tài liệu nhà chế tạo;
+ Kiểm tra các liên kết hàn: việc kiểm tra bằng quan trắc phát hiện các hư hỏng khuyết tật bên ngoài;
+ Cáp thép: Phù hợp với chủng loại quy định của nhà chế tạo. Độ mòn đường kính bên ngoài phải nhỏ hơn 10% đường kính sợi cáp, số sợi cáp đứt không được vượt quá 5% tổng số sợi cáp trong phạm vi chiều dài là 10 lần đường kính cáp;
+ Việc cố định các đầu cáp: cần theo tài liệu viện dẫn nhà chế tạo hoặc phương pháp bắt cóc cáp chuẩn tại mục: phụ lục 18C - TCVN 4244:2005;
+ Kiểm tra tăng đơ cáp neo giằng cần: Phát hiện các biến dạng, khuyết tật ở thân và đầu tăng đơ, đánh giá theo mục phụ lục 15 - TCVN 4244:2005;
+ Kiểm tra khối lượng của đối trọng trên khung dầm treo và việc neo giữ cố định đối trọng trong khung;
+ Kiểm tra việc lắp đối trọng căng cáp tải và cáp an toàn: yêu cầu phải được bắt chắc chắn không bị tuột hoặc theo hướng dẫn nhà chế tạo;
+ Cụm cơ cấu nâng, cơ cấu quay: Kết cấu kim loại của cơ cấu, kiểm tra việc lắp đặt theo tài liệu nhà chế tạo;
+ Thiết bị cứu hộ bằng tay;
+ Khóa an toàn: kết cấu kim loại khóa, việc cố định khóa trên sàn thao tác;
+ Cơ cấu phanh tời, phanh bảo hiểm, cơ cấu khống chế vượt tốc;
+ Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc;
+ Đường ray, bánh xe di chuyển và các bộ phận dẫn động;
+ Các thiết bị an toàn: giới hạn hành trình nâng / hạ và di chuyển, bộ chống quá tải;
+ Cáp điện, tủ điều khiển: dây cáp điện động lực phải theo đúng chủng loại của nhà chế tạo, đầu nối trong tủ điều khiển phải được bắt chặt và đảm bảo các quy định về an toàn điện;
+ Hệ thống thủy lực cơ cấu nâng cần: Phát hiện việc rò rì dầu thủy lực của toàn bộ các chi tiết, kiểm tra việc lắp các cụm van, đường ống dẫn.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt đầy đủ, đồng bộ, theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.1.
Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:
- Kiểm tra và đánh giá điện trở cách điện mạch động lực căn cứ theo cấp điện áp, cụ thể:
Điện áp định mức (V)
Điện áp thử (V)
Điện trở cách điện (MΩ)
Điện áp định mức (V) |
Điện áp thử (V) |
Điện trở cách điện (MΩ) |
≤250 |
250 | ≥0,25 |
≤500 |
500 | ≥0,5 |
≤500 |
1000 | ≥1,0 |
- Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm: Kiểm tra sự hoạt động của cụm cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển, phanh, thiết bị an toàn, sự hoạt động của tiếp điểm hạn chế hành trình nâng/hạ, bộ chống rơi, cơ cấu cứu hộ bằng tay.
- Nội dung thử nêu trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
- Xác định các thông số động của thiết bị: Thông số tốc độ, dòng điện động cơ, so sánh với hồ sơ thiết bị.
- Thử không tải được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu, bộ phận, thiết bị an toàn của sàn nâng người hoạt động theo tính năng thiết kế nhà chế tạo.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các thông số kích thước, các thiết bị an toàn và các cơ cấu hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.2.
- Các thông số kích thước, các thiết bị an toàn và các cơ cấu hoạt động đúng tính năng thiết kế.
Các chế độ thử tải:
Thử tải trọng tĩnh:
Thử nghiệm tải trọng tĩnh chỉ tiến hành khi thử nghiệm không tải đạt yêu cầu.
Mức tải thử là 150% tải trọng làm việc:
- Bố trí tải thử trên sàn thao tác: Tải thử được phân bố đều trên sàn thao tác.
- Độ cao nâng tải: từ 100 đến 200 mm kể từ chân đỡ sàn công tác đến mặt nền.
- Thời gian duy trì tải thử: 10 phút.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi sàn thao tác không bị trôi, thiết bị không bị mất ổn định và kết cấu kim loại không bị rạn nứt, biến dạng.
Thử tải trọng động:
Mức tải trọng khi thử: bằng 125% tải trọng làm việc, cho sàn nâng hoạt động lên xuống.
B1: Thử toàn bộ hoạt động hoạt động của cơ cấu nâng hạ.
- Cho sàn nâng người hoạt động lên và xuống, thực hiện không ít hơn 03 lần.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu hoạt động đúng theo tính năng thiết kế, không có hiện tượng bất thường và phanh không bị trôi.
B2: Thử cơ cấu khóa an toàn:
Đấu bộ điều khiển ngoài vào tủ điều khiển, thao tác vận hành kiểm tra sự hoạt động của khóa an toàn với tải 125% tải làm việc.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi sàn nâng người chỉ được treo giữ trên dây cáp an toàn với độ nghiêng sàn thao tác theo phương ngang phải nhỏ 25% hoặc trong giới hạn quy định của nhà chế tạo.
B3: Thử bộ khống chế vượt tốc (nếu có): khi sàn nâng người được trang bị bộ khống chế vượt tốc thì tiến hành thử kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu này. Cho sàn nâng chứa tải đi xuống, tác động cưỡng bức cho bộ khống chế tốc độ làm việc và kiểm tra việc giữ sàn công tác.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi sàn công tác được giữ không trôi.
Bước 1: Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.
Bước 2: Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
Bước 3: Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
Bước 4: Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định của thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
Bước 5: Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
- Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
- Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 1, 2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
Kiểm định sàn treo nâng người luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú trọng, mỗi đơn vị sử dụng và khai thác các loại sàn treo nâng người phải đáp ứng đầy đủ các quy định an toàn do nhà nước ban hành. Hiện nay, có khá nhiều các đơn vị hoạt động về lĩnh vực kiểm định an toàn thiết bị nâng, tuy nhiên để chọn ra một đơn vị kiểm định sàn treo nâng người uy tín chất lượng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế là một trong các công ty kiểm định sàn treo nâng người được nhiều doanh nghiệp tin tưởng mà lựa chọn với nhiều ưu điểm nổi bật như:
Các trang thiết bị được sử dụng trong quá trình công tác của công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế luôn được chú trọng đầu tư, kiểm tra và nâng cấp không ngừng nhằm đáp ứng các yếu tố kiểm tra chính xác nhất.
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên của chúng tôi được đào tạo và tập huấn liên tục, nhằm đáp ứng 100% năng lực làm việc xuyên suốt, giúp hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Chi phí kiểm định sàn treo nâng người được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư đã được ban hành. Kiểm Định Quốc Tế cam kết là một trong các đơn vị có giá dịch vụ kiểm định sàn treo nâng người tốt nhất hiện nay trên thị trường. Ngoài ra, trong tùy từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định sàn treo nâng người sẽ có sự thay đổi khác nhau. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Công ty Kiểm định An Toàn Quốc Tế với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn máy vận thăng cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.
Với phương châm làm việc “ Trao niềm tin – Nhận giá trị”, chúng tôi tự tin khẳng định là trung tâm kiểm định an toàn hàng đầu được nhiều đơn vị, tổ chức chọn lựa là đơn vị đối tác. Sự hài lòng của quý khách chính là thước đo quan trọng đánh giá năng lực của công ty chúng tôi.
Liên hệ ngay: 0963.249.800 – 0902.850.708 (24/7) để được hỗ trợ nhanh nhất.
Quý khách đang cần tư vấn nhận báo giá các dịch vụ của công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế?
Vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ hotline 0963.249.800 để được hỗ trợ nhanh nhất