KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ bảy 12/08/2023 - 09:39:46

Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH được ban hành ngày 30/9/2021 và sẽ có hiệu lực vào 15/11/2021 quy định về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy. Vậy theo hướng dẫn mới này việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy phải được thực hiện như thế nào và cần chuẩn bị những gì? Cùng Kiểm Định An Toàn Quốc Tế xem qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về quy trình hồ sơ thực hiện kiểm định thang máy có gì nhé.

1. KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THANG MÁY CÓ GÌ?

1.1 Tiêu chuẩn kiểm định an toàn thang máy

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy phải đảm bảo được những quy chuẩn hiện hành của nhà nước về yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng thang máy.

Tiêu chuẩn kiểm định thang máy được ban hành theo các thông tư tiêu biểu sau:

QCVN 02:2019/BLĐTBXH: tiêu chuẩn kỹ thuật chung về thang máy.

QCVN 32:2018/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với  thang máy gia đình.

QCVN 02:2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy.

QCVN 08:2013/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực.

QCVN 26:2016/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy không phòng máy.

Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các tiêu chuẩn liên quan đến tính chính xác và chất lượng của từng thiết bị thang máy.

1.2 Tại sao thang máy cần kiểm định?

Thang máy là thiết bị chuyên chở người và các vật dụng lên cao. Vì vậy, thiết bị này cần phải luôn được vận hành ở trạng thái tốt nhất, hạn chế nguy cơ xảy ra các sự cố. Để đảm bảo an toàn, yêu cầu kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ là yếu tố bắt buộc.

Thang máy đạt tiêu chuẩn sau khi kiểm định sẽ được dán tem. Nếu không thực hiện kiểm định, chủ đầu tư hay tổ chức, cá nhân sử dụng sẽ bị phạt tối đa đến 75 triệu đồng (Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang máy

2. HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH THANG MÁY CÓ GÌ?

Thang máy là một thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng. Việc sử dụng thang máy đem lại nhiều tiện lợi và hữu ích. Tuy nhiên, để đảm bảo thiết bị luôn được hoạt động ổn định thì việc kiểm định thang máy là vô cùng quan trọng. Vậy Hồ sơ kiểm định thang máy bao gồm những gì? [cập nhật năm 2023] như thế nào? Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết và cụ thể.

2.1 Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;

Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ;

Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;

Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.

2.2 Hồ sơ kiểm định thang máy

Đơn vị kiểm định thang máy sẽ gửi lại hồ sơ lý lịch thang máy kèm tem, giấy chứng nhân kiểm định thang máy sau khi kiểm định thành công. Bộ hồ sơ bao gồm:

Lý lịch thang máy đóng dấu công ty thang máy bao gồm:

Tên và địa chỉ của Nhà sản xuất, kiểu, mã hiệu, năm sản xuất, số tầng hoạt động, tải trọng (số người) cho phép;

Các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống như: Thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, máy dẫn động, hệ số an toàn và tuổi thọ của cáp, cơ cấu hạn chế quá tải.

Tem kiểm định bao gồm số seri, ngày kiểm định và thời hạn hiệu lực kiểm định

Giấy chứng nhận kết quả kiểm định đóng dấu xác nhận bởi trung tâm kiểm định

Biên bản kiểm định thang máy với kết quả đạt cho Lý lịch thang máy và Hồ sơ kỹ thuật.

>>> Xem thêm: Kiểm định thang máy toà nhà cao tầng

3. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH THANG MÁY MỚI NHẤT

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác ba (03) năm một lần.

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.

Dựa trên tình trạng của thiết bị, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang cuốn

4. MỨC PHẠT KHI KHÔNG TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 15/04/2020).

Phạt 1.000.000đ đến 2.000.000đ khi không khai báo trong vòng 30 ngày khi đưa thang máy vào sử dụng.

Phạt 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật.

Phạt 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; sử dụng thang máy chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng thang máy không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.

Phạt 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ.

Phạt 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.