KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ sáu 26/05/2023 - 09:47:18

Để đảm bảo trong quá trình kiểm định có thể phát hiện hư hỏng, đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình máy vận hành. Tuân thủ các quy định do nhà nước ban hành yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Là bằng chứng pháp lý để khách hàng căn cứ giải quyết các vấn đề xung đột trách nhiệm hay giải thích cho đơn vị bảo hiểm.

Vì vậy kiểm định định kì xe nâng hàng là hết sức cần thiết. Để biết thêm về "kiểm định xe nâng hàng là như thế nào?", hãy xem tiếp bài viết dưới đây.

I. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG

1. Tài liệu viện dẫn

QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên;

- QCVN 22: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;

- QCVN 13: 2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối vơi xe máy chuyên dùng.

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng - Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;

- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Cầu Công te nơ - Yêu cầu an toàn

- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;

- TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động

2. Thời gian kiểm định

2.1. Kiểm định lần đầu

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng  trước khi đưa vào sử dụng lần đầu

2.2. Kiểm định định kỳ

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng  khi hết thời hạn của lần kiểm định trước

2.3. Kiểm định bất thường

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn xe nâng 

Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người                   

Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền

3. Các bước kiểm định

- B1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

- B2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

- B3: Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải

- B4: Các chế độ thử tải- phương pháp thử

- B5: Xử lý kết quả kiểm định

4. Kết quả kiểm định

4.1 Đạt yêu cầu

- Lập biên bản kiểm định (02 bản), mỗi bên giữ một bản

- Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị

- Dán tem kiểm định

- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định

- Thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

4.2. Không đạt yêu cầu

-Lập biên bản kiểm định (02 bản) và ghi rõ lý do không đạt yêu cầu

-Thành phần thông qua biên bản gồm: Đại diện cơ sở, người được cử tham gia chứng kiến và kiểm định viên

-Kiến nghị cơ sở sử dụng khắc phục

-Gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.

5. Thời hạn kiểm định

- Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm. Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm

- Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở

- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định

 

II. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG

1. Di chuyển xe

- Nâng càng cách mặt đất 200-300 mm

- Bóp còi cảnh báo khi xe bắt đầu di chuyển

- Không thò chân tay ra ngoài cabin

- Nghiên càng nâng về phía người vận hành

- Tránh di chuyển đột ngột

- Di chuyển lùi khi tải che khuất tầm nhìn

- Không đánh lái khi di chuyển

- Giữ khoảng cách an toàn

2. Về tải trọng

- Không được quá tải

- Chất đúng trọng tâm tải

- Tải nặng ở dưới, nhẹ ở trên

3. Trước khi vận hành

- Người vận hành xe nâng cần phải được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành

Thực hiện checklist xe 

- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ 

- Đảm bảo khu vực không có chướng ngại vật

- Điều chỉnh ghế ngồi

- Mang dây an toàn, kiểm tra đèn còi

4. Nâng hạ tải

- Đảm bảo không có chướng ngại vật khi nâng hạ tải

- Kéo thăng tay, đảm bảo xe đứng yên khi nâng hạ tải