KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Chủ nhật 13/08/2023 - 14:45:23

Có bắt buộc phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động đối với người làm công tác y tế doanh nghiệp không là câu hỏi được rất nhiều đơn vị quan tâm. Hôm nay cùng tìm hiểu về quy định về y tế an toàn lao động gồm có gì nhé.

1. QUY ĐỊNH BỘ PHẬN Y TẾ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016

1.1 Luật bộ phận y tế lao động

Căn cứ tại Điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về bộ phận y tế như sau:

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động.

Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có trình độ chuyên môn về y tế và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại khoản 2 Điều này.

Khoá chuyên môn y tế lao động Thông tư 29 được tổ chức trên cả 3 miền, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có cán bộ y tế được huấn luyện nội dung nâng cao chuyên môn y tế, đáp ứng yêu cầu theo quy định.

1.2 Đối tượng tham gia đào tạo

Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, gồm:

- Bác sỹ;

- Bác sỹ y tế dự phòng;

- Cử nhân điều dưỡng;

- Y sỹ;

- Điều dưỡng trung học;

- Hộ sinh viên.

>>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

2. NỘI DUNG KHOÁ ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Người làm nhiệm vụ y tế lao động khi tham gia khoá chuyên môn y tế lao động Thông tư 29 sẽ gồm các nội dung được quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT như sau:

2.1 Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

- Các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS;

- Các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

- Yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

2.2 Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và quan trắc môi trường lao động

- Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống;

- Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.

2.3 Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp

- Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp;

- Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động;

- Trình bày nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động.

2.4 Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc

- Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

- Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản tại nơi làm việc.

2.5 Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc

- Trình bày các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc;

- Trình bày các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.

2.6 An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc

- Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc;

- Trình bày nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động;

- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc.

2.7 Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc

- Trình bày được các nội dung về nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;

- Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.

2.8 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động

- Trình bày được các nội dung của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;

- Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;

- Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn Vệ sinh lao động.

2.9 Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

- Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động;

- Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động;

- Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.

3. THỜI GIAN ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;

- Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá.

- Hình thức đào tạo: Tập trung