KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ tư 23/08/2023 - 17:55:33

Thang máy là một thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng. Việc sử dụng thang máy đem lại nhiều tiện lợi và hữu ích. Để luôn đảm bảo được tính hữu dụng của nó thì việc kiểm định thang máy là vô cùng quan trọng, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. THẾ NÀO LÀ KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Thang máy là phương tiện di chuyển người và hàng hóa, nâng lên hạ xuống trong các tòa nhà cao tầng, giúp việc di chuyển tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Hầu hết các tòa nhà đều lắp đặt và sử dụng thang máy, chính vì thế mà độ phổ biến phủ rộng của thang máy là trên phạm vi khắp cả nước. Việc kiểm định thang máy vì thế mà trở nên quan trọng hơn.

1.1 Vì sao phải kiểm định thang máy?

Kiểm định thang máy là quá trình được tiến hàng nhằm kiểm tra lại các thiệt bị, các bộ phận chi tiết của thang máy nhằm đánh giá được chất lượng hoạt động của thang máy.

Việc kiểm định sẽ giúp bạn có thể tránh được các yếu tố rủi ro trong quá trình sử dụng, hạn chế các tai nạn đáng tiếc xả ra trong việc sử dụng các loại thang máy, trong đó có thang máy gia đình.

1.2 Thời gian nào nên tiến hành kiểm định thang máy?

Vào thời gian đầu sử dụng, bạn phải kiểm định chất lượng hoạt động của thang, để biết được việc lắp đặt có chính xác hay không và việc vận hành có diễn ra tốt hay không. Có như vậy thì với giảm thiểu được độ rủi ro có thể xảy ra.

Sau khi đưa vào hoạt động, qua quá trình sử dụng có thể khiến cho những bộ phận chi tiết hao mòn, rời rạc. Cần tiến hành kiểm tra định kỳ để biết được bộ phận nào hư hỏng, chi tiết nào cần gia cố, và mức độ an toàn có tuyệt đối hay không.

Khi xảy ra các sự cố bất thường, cần tiến hành kiểm định thang máy ngay lập tức. Việc phát hiện sớm tình trạng xấu sẽ giúp bạn có thể khắc phục kịp thời và nhanh chóng sửa chữa để đi vào hoạt động trở lại, tránh sự bất tiện và nguy hiểm không đáng có.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang máy

2. QUY TRÌNH CHUẨN KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Bước đầu tiên trong quá trình kiểm định thang máy chính là kiểm tra lại giấy tờ, hồ sơ thang máy. Bao gồm việc kiểm tra: biên bản kiểm định, tem dán, phiếu bảo hành,...

Kiểm tra thông số và kỹ thuật phía bên ngoài thang máy: bao gồm các bộ phận, cách lắp ráp lắp đặt theo thiết kế,...

Kiểm tra buồng máy với kỹ thuật thử không tải. Các thiết bị lắp đặt và độ khoảng cách giữa chúng có đúng kỹ thuật hay không.

Kiểm tra cabin thang máy, cáp treo để đảm bảo quy trình áp tải thang máy lên xuống được vận hành tốt.

>>> Xem thêm: Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy

3. TẦM QUAN TRỌNG KHI KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

3.1 Kiểm định thang máy thường xuyên có cần thiết

Đã có không ít trường hợp tai nạn không may xảy ra vì thang máy, việc thiếu kiểm tra thường xuyên sẽ không đảm bảo được tính an toàn và chất lượng vận hành. Nhiều trục trặc hư hỏng mà người sử dụng không thể nhìn thấy và nhận biết được, vì vậy cần có sự kiểm định định kỳ và được tiến hành bởi những người có chuyên môn nghiệp vụ.

Với các bước cơ bản quan trọng nhất trong quy trình, việc kiểm định cần được thực hiện theo những quy tắc nhất định đó. Thế nhưng không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tiến hành kiểm định, bạn cần phải lựa chọn một dịch vụ kiểm định chất lượng và uy tín.

Hãy truy cập vào website kiemdinhquocte.vn để tìm hiểu về tầm quan trọng của kiểm định thang máy, các loại thang máy và cả các loại hình dịch vụ tại đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc cũng như nhu cầu về sử dụng thang máy, đây sẽ là một website uy tín giúp bạn đưa ra những lựa chọn tuyệt vời.

3.2 Kiểm định chất lượng thang máy cần quan tâm gì?

- Công tác kiểm định kỹ thuật an toàn do cơ quan có chức năng và thẩm quyền kiểm định kỹ thuật an toàn tiến hành.Thang máy được phép sử dụng khi hoàn tất quy trình kiểm định và đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn đặt ra.

- Kỹ thuật an toàn của thang máy được kiềm định theo quy trình do cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động ban hành.

- Kết quả kiểm định được thể hiện trong biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn, và được cấp tem, phiếu kiểm định, và bổ sung hồ sơ kỹ thuật đầy đủ hơn, đính kèm với hồ sơ xin đăng ký cấp phép sử dụng.

- Thời gian giữa hai lần tiến hành kiểm định thang máy không được quá 5 năm.

- Kiểm định thang máy phải tiến hành theo một quy trình chuyên môn nhất định và nghiêm ngặt. Các công việc thực thi kiểm tra định kỳ do đơn vị bảo trì – bảo dưỡng thang máy tiến hành.

- Kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung kiểm tra theo quy định của nhà sản xuất.

- Kiểm tra định kỳ phải thể hiện dưới dạng biên bản vào sổ nhật ký thang máy.

- Thời hạn giữa hai lần kiểm tra định kỳ không quá 1 năm, và không phụ thuộc vào tầng suất sử dụng thiết bị nhiều hay ít.

4. KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT THANG MÁY DIỄN RA KHI NÀO

4.1 Đối với thang máy mới

Loại thang máy mới thì trước khi đưa vào sử dụng cần được tiến hành kiểm định để đánh giá về chất lượng lắp đặt, độ an toàn của thang máy theo tiêu chuẩn chung, nếu thang đạt mới được đưa vào sử dụng.

4.2 Đối với thang máy đã qua sử dụng

Đối với loại thang máy cũ người sử dụng cần chú ý đến các vấn đề về an toàn nhiều hơn. Do vậy việc bảo trì bảo dưỡng thang máy và kiểm định thang máy định kỳ là điều vô cùng quan trọng.

Loại thang máy đã trãi qua sử dụng nhưng vẫn còn mới thì tốt nhất 2 năm nên kiểm định lại 1 lần để các chuyên viên kiểm định đánh giá tình trạng hoạt động của thang, các thước đo tiêu chuẩn có còn đạt chuẩn hay không.

Còn đối với thang đã cũ, hoạt động lâu năm thì nên kiểm tra theo định kỳ mỗi năm 1 lần để phát hiện những bất thường và thay thế những thiết bị không còn đạt chuẩn.

4.3 Đối với thang xảy ra sự cố

Khi thang máy xảy ra các sự cố bất thường hoặc tai nạn thì sau khi khắc phục lại sự cố thang máy cần được kiểm định lại để đảm bảo an toàn cho thang trước khi cho hoạt động tiếp.

Đối với tất cả các  loại thang máy thì trước khi đưa vào sử dụng cần được kiểm định và sau thời gian sử dụng cũng phải kiểm định để đảm bảo an toàn cho thang hoạt động.