KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ năm 28/09/2023 - 09:18:28

Thẻ an toàn lao động được cấp cho người lao động khi họ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động như lò hơi, vận hành xe nâng, hay làm việc tại các môi trường có nhiều rủi ro về an toàn lao động. Vậy thẻ an toàn lao động là gì? Nội dung huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn hiện nay ra sao? Mời quý vị cùng xem thêm nội dung bài viết dưới đây để rõ hơn nhé.

1. KHOÁ HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CÓ GÌ?

Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động luôn không có báo trước. Vì vậy để ngăn ngừa tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp xảy ra chúng ta cần phải thường xuyên tập huấn, huấn luyện an toàn lao động nhằm:

- Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.

- Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.

- Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

1.1 Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là nâng cao nhận thức nhận biết yếu tố nguy hiểm và đưa ra các biện pháp giúp người lao động hạn chế tối đa các tai nạn lao động cũng như mắc phải các bệnh nghề nghiệp.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thực chất là 2 khái niệm riêng biệt nhưng vì liên quan đến cá nhân người lao động do vậy khi tập huấn thì luôn phải đi xong hành nhau không tách rời.

1.2 Đối tượng cần phải huấn luyện an toàn lao động là ai?

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Người sử dụng lao động.

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

>>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

2. THẺ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

Thẻ an toàn vệ sinh lao động (Thẻ ATVSLĐ) là một loại giấy chứng nhận được cấp cho người lao động đạt yêu cầu sau khi tham gia lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Thẻ ATVSLĐ có tác dụng chứng nhận người lao động đã được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Như vậy có thể hiểu thẻ an toàn lao động là giấy tờ chứng nhận người lao động đã tham gia huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động khi tham gia làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với loại công việc đó.

Đây là một mẫu biểu mới mà Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội quy định tại Mẫu 06 – phụ lục II của Nghị Định 44/2016/NĐ-CP, Thẻ an toàn lao động được thay thế cho mẫu chứng nhận an toàn lao động cũ bắt đầu từ ngày 1/7/2016.

>>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 1

3. QUY ĐỊNH CẤP THẺ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Người lao động (kể cả người lao động không theo hợp đồng lao động) được người sử dụng lao động hoặc tổ chức huấn luyện có chức năng đào tào an toàn lao động cấp thẻ an toàn lao động khi tham gia đào tạo an toàn lao động và đạt yêu cầu kiểm tra đã đề ra.

3.1 Đối tượng được cấp thẻ an toàn vệ sinh lao động

a) Người tham gia học các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình huấn luyện khung bắt buộc đã được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây viết tắt là Nghị định số 44/2016/NĐ-CP), Mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP), Phụ lục I Thông tư này phải tham dự đủ ít nhất 80% thời gian khóa học mới được tham dự kiểm tra, sát hạch.

Đối với những nội dung học bắt buộc mà người học đã tham dự học ở chương trình khác thì được miễn học lại.

b) Kết quả kiểm tra, sát hạch mỗi phần lý thuyết, thực hành tối đa 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu kiểm tra, sát hạch phải có số điểm mỗi phần thi lý thuyết, thực hành ít nhất từ 50 điểm trở lên. Trường hợp chương trình chỉ quy định kiểm tra, sát hạch lý thuyết thì phần thi lý thuyết phải từ 50 điểm trở lên.

c) Hồ sơ khóa huấn luyện, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động phải được tổ chức huấn luyện lưu giữ bao gồm chương trình huấn luyện (nội dung, thời gian, địa điểm huấn luyện), danh sách người học.

3.2 Thời hạn của thẻ an toàn lao động

Thẻ an toàn lao động cũng như giấy chứng nhận an toàn lao động có giá trị lưu hành là 2 năm. Tuy nhiên nếu như trong thời hạn lưu hành này mà người lao động bị luân chuyển sang công việc khác cũng thuộc lao động nhóm 3 hoặc nơi làm việc thay đổi các loại máy móc đang sử dụng thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn lại cho người lao động. Giấy phép sẽ được cấp mới.

>>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 2

4. AI LÀ NGƯỜI CẤP THẺ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều kiện để doanh nghiệp cấp thẻ an toàn lao động đó là:

+ Phải có giấy phép hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Giấy phép này phải còn hiệu lực hoạt động.

+ Có các tài liệu huấn luyện nghiệp vụ được bộ lao động và thương binh xã hội ban hành.

+ Người huấn luyện phải có chuyên môn, có kỹ năng biên soạn, thuyết trình đáp ứng các yêu cầu ban hành của luật an toàn vệ sinh lao động.

Chúng ta có thể xem cụ thể trích dẫn luật an toàn vệ sinh lao động 2015 :

Theo Khoản 7, Điều 14 Luật số 84/2015/QH13: “Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 14 thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động”.

Theo Điều 5 Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, điều kiện hoạt động của tổ chức tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là:

– Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện còn hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng C theo quy định của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP .

– Có tài liệu huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bảo đảm số lượng người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các nội dung huấn luyện theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.

Yêu cầu cụ thể đối với người được phép dạy tập huấn an toàn lao động.

Trường hợp người huấn luyện thực hiện huấn luyện cho Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện. Theo điều 22 mục 2 – Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động quy định.

>>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3