KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ sáu 07/07/2023 - 18:21:46

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động áp dụng đối với máy khoan, máy đóng cọc nêu tại Thông tư 09/2018/TT-BXD. Theo đó, tổ chức, đơn vị sử dụng các thiết bị này bắt buộc phải thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn, xem chi tiết nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây cùng Kiểm Định An Toàn Quốc Tế nhé.

1. ĐỐI TƯỢNG MÁY KHOAN MÁY ÉP CỌC MÁY ĐÓNG CỌC CẦN PHẢI KIỂM ĐỊNH AN TOÀN

Theo quy định tại Thông tư 09/2018/TT-BXD:

Máy khoan sử dụng trong thi công xây dựng (máy khoan) là máy chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng được thiết kế cho một hoặc nhiều công dụng sau:

- Khoan lỗ có đường kính nhỏ để lấy mẫu nghiên cứu đất, đá hoặc để lắp ống hoặc để tiến hành kiểm tra tại chỗ (xem cụ thể tại mục A1.1 phụ lục A1 Thông tư 09);

- Khoan tạo các lỗ tròn trong nền đất phục vụ thi công cọc trong đất hoặc thi công cọc nhồi (xem cụ thể tại mục A1.2 phụ lục A1 Thông tư 09);

- Đào đất tạo các lỗ hình hộp chữ nhật trong nền đất phục vụ thi công tường trong đất (xem tại mục A1.3 phụ lục A1 Thông tư 09).

Máy đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng (máy đóng cọc) là máy chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng được thiết kế để đóng cọc vào trong nền đất bằng các loại búa rơi, búa hơi, búa Diesel, búa thủy lực và búa rung có dẫn hướng hoặc không có dẫn hướng (xem tại mục A1.4 phụ lục A1 Thông tư 09).

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy khoan và máy đóng cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định máy móc thiết bị xây dựng

2. THIẾT BỊ DỤNG CỤ TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH CÓ GÌ?

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được hiệu chuẩn hoặc kiểm định theo quy định, bao gồm:

- Thiết bị cân tải trọng thử khi không xác định chính xác trọng lượng của tải trọng thử;

- Thiết bị siêu âm kiểm tra chiều dày, thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy;

- Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, khe hở;

- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng;

- Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần;

- Áp kế chuẩn và bơm tay thử áp kế.

3. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;

- Hồ sơ kỹ thuật của máy phải đầy đủ;

- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;

- Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành máy.

4. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN MÁY ÉP CỌC MÁY ĐÓNG CỌC

4.1 Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định máy, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

4.2 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy

Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

- Lý lịch và hồ sơ kỹ thuật của máy;

- Các chứng nhận phù hợp của Nhà sản xuất;

- Đối với máy nhập khẩu: Giấy chứng nhận xuất xứ C/O, giấy chứng nhận chất lượng C/Q của Nhà sản xuất.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

- Lý lịch máy, hồ sơ kỹ thuật của máy;

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước;

- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

- Lý lịch máy, hồ sơ kỹ thuật của máy (đối với máy cải tạo, sửa chữa phải có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật);

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước;

- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại mục 7.1 của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

4.3 Chuẩn bị máy trước kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định, máy phải được rửa sạch và kiểm định viên phải kiểm tra tình trạng của các hạng mục dưới đây:

- Kiểm tra tình trạng chung và sự đồng bộ của máy;

- Kiểm tra tình trạng chung của hệ thống thủy lực: chất lượng và mức dầu thủy lực; độ kín ngoài các phần tử thủy lực, đặc biệt lưu ý những vị trí khớp nối có bám bụi và ướt;

- Kiểm tra tình trạng chung của hệ thống điện và chống sét;

- Kiểm tra tình trạng chung các kết cấu của máy cơ sở và cơ cấu công tác, đặc biệt lưu ý những vị trí các mối hàn quan trọng xem xét các hiện tượng bong tróc sơn và/hoặc có hiện tượng ô xi hóa;

Bất cứ hiện tượng khả nghi có thể gây mất an toàn trong quá trình kiểm định phải được kiểm soát trước khi tiến hành kiểm định.

4.4 Chuẩn bị mặt bằng trước khi kiểm định

- Mặt bằng kiểm định phải đủ rộng, có rào chắn với bán kính tính tối thiểu bằng 1,5 chiều cao của tháp khoan hoặc giá búa;

- Mặt bằng kiểm định phải có không gian phía trên thông thoáng cho máy khoan và máy đóng cọc thao tác mọi chức năng mà không vướng bất cứ vật cản nào;

- Độ nghiêng mặt bằng kiểm định không được vượt quá góc nghiêng lớn nhất máy có thể làm việc. Nếu độ nghiêng mặt bằng lớn hơn giới hạn cho phép, phải có giải pháp theo hướng dẫn của Nhà sản xuất máy.

- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định (theo mục 5).

- Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

4.5 Tiến hành kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

- Kiểm tra nhãn hiệu máy (tên nhà chế tạo, năm sản xuất, số chế tạo, tải trọng nâng, đặc tính kỹ thuật cơ bản) phù hợp với hồ sơ kỹ thuật của máy;

- Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết máy so với hồ sơ, lý lịch của máy;

- Biển cảnh báo an toàn và bảng nội quy sử dụng phải có nội dung phù hợp, phải được viết bằng tiếng Việt và/hoặc tiếng nước ngoài phù hợp để mọi công nhân trên công trường có thể hiểu một cách dễ dàng;

- Kiểm tra kết cấu kim loại của máy cơ sở, sàn làm việc, lan can, kết cấu kim loại của tháp khoan hoặc dẫn hướng, lưu ý kiểm tra các mối hàn chịu lực quan trọng, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông của mâm quay với khung cơ sở (thực hiện theo phụ lục 6 TCVN 4244:2005);

- Đối trọng và liên kết đối trọng: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo TCVN 5206:1990;

- Móc và các chi tiết của ổ móc: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo phụ lục 13A, 13B, 13C, 18A, 18B TCVN 4244:2005;

- Tời chính, tời phụ và tời thứ 3 (nếu có): kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất;

- Kiểm tra cáp tải: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo TCVN 10837:2015;

- Cố định đầu cáp tự do: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo phụ lục 18C, 21 TCVN 4244:2005;

- Hệ thống thủy lực: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo TCVN 5179:1990;

- Hệ thống điện và chống sét: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo TCVN 5209:1990;

- Hệ thống chiếu sáng: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo TCVN 5209:1990;

- Hệ thống báo quá tải, đèn, còi cảnh báo;

- Thiết bị phòng cháy và chữa cháy: bình chữa cháy và vị trí lắp đặt;

- Các thiết bị an toàn khác;

- Các cơ cấu phanh;

- Kiểm tra các hạng mục bổ sung theo yêu cầu của Nhà sản xuất.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật làm ảnh hưởng đến các cơ cấu, chi tiết, bộ phận và khả năng làm việc an toàn của máy của máy.

4.6 Các chế độ thử tải - Phương pháp thử

Thử tải tĩnh:

- Máy có khả năng nâng và kéo, ví dụ nâng kéo bằng tời, xi lanh thủy lực, truyền động thanh răng - bánh răng, truyền động xích, được thử tải tĩnh, các phép thử được thực hiện tối thiểu 01 (một) lần và theo quy định sau:

- Với các tải được nâng và kéo theo dẫn hướng của tháp/giá dẫn hướng hoặc dẫn hướng trên tay cần, thì thử tải tĩnh với 100% tải danh nghĩa;

- Với các tải được nâng và kéo tự do, thì thử tải tĩnh với 125% tải danh nghĩa hoặc tải nâng của tời nhân với hệ số sử dụng trong tính toán thiết kế, trong 2 giá trị đó, chọn tải có giá trị lớn hơn để thử tải tĩnh;

- Kết hợp các tải xuất hiện trong quá trình vận hành (với điều kiện các tải này nằm trong giới hạn cho phép sử dụng) và chọn vị trí bất lợi nhất của máy để thử;

- Nếu máy được trang bị nhiều hơn một cơ cấu nâng/kéo được sử dụng độc lập thì phải thử nghiệm cho từng cơ cấu đó;

- Nếu máy được trang bị thiết bị giới hạn tải trọng thì tải thử vẫn chọn như trên rồi so sánh với giá trị tải trọng giới hạn và chọn giá trị nào lớn hơn để thử;

- Tiến hành thử tải tĩnh với các vị trí bất lợi nhất của máy để kiểm tra khả năng quá tải và các yêu cầu về độ ổn định của máy;

- Tải thử treo cách mặt đất 100mm đến 200mm và được treo tối thiểu 10 phút ở từng vị trí bất lợi nhất;

Đánh giá: Máy đạt yêu cầu nếu trong quá trình thử, tải không bị trôi, sau khi thử máy không có hiện tượng phá hủy, biến dạng, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của máy.

Thử tải động

- Thử tải động với tải thử tối thiểu bằng 100% tải danh nghĩa;

- Thử tải động tối thiểu 01 (một) lần và trên toàn bộ phạm vi cho từng chuyển động;

- Thử tải động phải khởi động và dừng nhiều lần cho mỗi chuyển động;

- Nếu có nhiều hơn 01 chuyển động phối hợp cho 01 chức năng làm việc của máy, thử tải động phải phối hợp các chuyển động đó trên toàn bộ phạm vi chuyển động của chức năng đó. Trong quá trình thử tải động phải giám sát liên tục để kiểm tra các vấn đề sau:

Sự làm việc trơn tru của máy;

Hiệu quả làm việc của hệ thống phanh;

Hiệu quả làm việc và độ chính xác của các thiết bị hạn chế hành trình;

Hoạt động của các thiết bị hiển thị và cảnh báo.

Đánh giá: Kết quả thử tải động được coi là đạt yêu cầu nếu như các bộ phận máy được kiểm tra đáp ứng các chức năng làm việc của nó, sau thử tải động kiểm tra không thấy có hư hỏng của các cơ cấu công tác và hệ kết cấu chịu lực và không có sự nới lỏng hoặc hư hỏng của các mối liên kết.

4.7 Xử lý kết quả kiểm định

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục D1 ban hành kèm theo quy trình này.

Thông qua biên bản kiểm định

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành phần sau:

- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;

- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ một (01) bản.

Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của máy (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho máy. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.

4.8 Cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định

- Khi máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho máy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

- Khi máy có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại mục 9.1, 9.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do máy không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các máy khoan, máy đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây viết tắt là máy khoan và máy đóng cọc) thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng cho các loại máy khoan và máy đóng cọc theo phụ lục A1 của quy trình này.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này không áp dụng cho các loại máy khoan thi công hầm, máy khoan có mũi khoan bi dùng cho khoan đá, máy khoan dùng trong ngành công nghiệp dầu khí, các loại máy khoan, máy đóng và rút cọc đặt trên phao nổi.

Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình chi tiết cho từng dạng, loại máy khoan và máy đóng cọc nhưng không được trái với quy định của quy trình này.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định máy khoan máy ép cọc

5. ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH MÁY KHOAN MÁY ÉP CỌC MÁY ĐÓNG CỌC

Kiểm định máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú trọng, mỗi đơn vị sử dụng và khai thác máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc phải đáp ứng đầy đủ các quy định an toàn do nhà nước ban hành. Hiện nay, có khá nhiều các đơn vị hoạt động về lĩnh vực kiểm định an toàn thiết bị nâng, tuy nhiên để chọn ra một đơn vị kiểm định máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc uy tín chất lượng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế là một trong các công ty kiểm định máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc được nhiều doanh nghiệp tin tưởng mà lựa chọn với nhiều ưu điểm nổi bật như:

5.1 Đội ngũ & trang thiết bị

Các trang thiết bị được sử dụng trong quá trình công tác của công ty Kiểm Định An Toàn Quốc Tế luôn được chú trọng đầu tư, kiểm tra và nâng cấp không ngừng nhằm đáp ứng các yếu tố kiểm tra chính xác nhất.

Đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên của chúng tôi được đào tạo và tập huấn liên tục, nhằm đáp ứng 100% năng lực làm việc xuyên suốt, giúp hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

5.2 Chi phí kiểm định máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc

Chi phí kiểm định máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư đã được ban hành. Kiểm Định Quốc Tế cam kết là một trong các đơn vị có giá dịch vụ kiểm định máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc tốt nhất hiện nay trên thị trường. Ngoài ra, trong tùy từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc sẽ có sự thay đổi khác nhau. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Công ty Kiểm định An Toàn Quốc Tế với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn máy khoan máy ép cọc máy đóng cọc cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Với phương châm làm việc “ Trao niềm tin – Nhận giá trị”, chúng tôi tự tin khẳng định là trung tâm kiểm định an toàn hàng đầu được nhiều đơn vị, tổ chức chọn lựa là đơn vị đối tác. Sự hài lòng của quý khách chính là thước đo quan trọng đánh giá năng lực của công ty chúng tôi.

Liên hệ ngay: 0963.249.800 – 0902.850.708 (24/7) để được hỗ trợ nhanh nhất.