KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

Thứ tư 24/05/2023 - 10:45:06

 

Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với thiết bị nâng kiểu cầu có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.

Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

I.   PHÂN LOẠI

1. PHÂN LOẠI CẦU TRỤC

 

 

 

 

1.1 Phân loại theo thiết kế:

Cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi

1.2 Phân loại theo phạm vi sử dụng cầu trục:

- Cầu trục cho cẩu cảng: với sức nâng hàng hóa lớn.

- Cầu trục cho các nhà máy luyện kim, thép: cầu trục làm việc trong môi trường khắc nhiệt (nhiệt độ cao, bụi bặm...).

- Cầu trục dùng trong việc phòng chống cháy nổ: môi trường dễ gây cháy nổ (axit, gas, khi lỏng...)

- Cầu trục chuyên dùng cho các nhà máy thủy điện.

- Cầu trục cho các nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, các nhà máy sản xuất, thương mại sắt thép.

- Cầu trục trong các nghành công nghiệp nhẹ (may măc, các công ty chuyên linh kiện điện tử)

- Cầu trục có các cơ cấu mang hàng đặc biệt: gầu ngoạm, nam chân từ

2. PHÂN LOẠI CỔNG TRỤC

 

2.1 Phân loại theo thiết kế:

Cổng trục dầm đơn, cổng trục dầm đôi, cổng trục chân dê, cổng trục một chân cứng một chân mền, cổng trục hai chân cứng, cổng trục có công soon một bên, hai bên.

2.2.Phân loại cổng trục theo tải trọng và khẩu độ

- Cổng trục dầm đơn: 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn

- Cổng trục dầm đôi: 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50   tấn, 100 tấn, 120 tấn... 500 tấn.

- Cổng trục có khẩu độ: 5 mét, 10 mét, 15 mét, 20 mét, 30 mét....

3. PHÂN LOẠI BÁN CỔNG TRỤC

Bán cổng trục dầm đơn và bán cổng trục dầm đôi, bán cổng trục có công soon và bán cổng trục không có công soon….

II. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CẦU TRỤC, CỔNG TRỤC VÀ BÁN CỔNG TRỤC

- Tải trọng tiêu chuẩn: 1 tấn – 15 tấn 

- Khẩu độ ngang: 5 mét – 30 mét.

- Chiều cao nâng hạ: 4 mét đến 20 mét 

- Chiều dài đường chạy: 10 mét - 200 mét

- Biến tần làm mềm chuyển động: có

- Điều khiển từ xa: có

- Đèn báo, còi báo và các thiết bị an toàn

- Chiều dài công soon (Nếu có)

III. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

KIỂM ĐỊNH LẦN ĐẦU

- Kiểm tra lý lịch

- Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng

- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt

KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KÌ

- Kiểm tra lý lịch, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

KIỂM ĐỊNH BẤT THƯỜNG

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật, thử không tải;

Bước 3: Các chế độ thử tải - phương pháp thử;

Bước 4: Xử lí kế quả kiểm định.

IV. VẬN HÀNH AN TOÀN CẦU TRỤC

QUY ĐỊNH CHUNG

- Người vận hành cầu trục là người đã được đào tạo chuyên môn, cấp giấy chứng nhân;

- Chỉ được phép sử dụng cầu trục khi tem còn thời hạn;

- Khi xảy ra sự cố cho cầu trục trong quá trình vận hành, người sử dụng phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tìm cách sửa chữa.

QUY ĐỊNH VẬN HÀNH

Khi nâng tải

- Phải kiểm tra cáp cuộn đều trên tang, không bị chồng chéo;

- Tốc độ nâng tải phải chậm và đều nhằm hạn chế tải nâng tác động lên cáp;

- Chỉ nâng lên độ cao 20 -30 cm để kiểm tra tình trạng của cầu trục khi phát hiện bất thường lập tức hạ tải;

- Chỉ nâng độ cao vừa đủ cho công việc và đảm bảo ko bị vướng tải vào vật khác khi di chuyển.

Di chuyển tải

- Không di chuyển tải qua đầu người.

- Tốc độ di chuyển tải phải chậm đều, nhằm tránh tải đung đưa tạo them lực trên cáp.

- Trường hợp ở độ cao qúa 1 m thì phải sử dụng dây gió để điều hướng tải, giữ khoảng cách an toàn giữa người và tải lớn hơn 2 m (luôn đi phía bên hông tải).

- Nếu bị mất điện thì phải đưa các nút điều khiển của cầu trục về vị trí (off).

Khi hạ tải

- Đảm bảo tốc độ hạ tải đều, không dừng đột ngột;

- Chỉ được phép tiến gần khi tải cách mặt sàn thấp hơn 0,5 m;

- Chỉ được tháo móc cáp treo khi tải đã được hạ đúng vào vị trí đã định và chắc chắn.