KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

"Trao niềm tin - Nhận giá trị"

ic-hotline.png

0902 85 0708

0963 249 800

Hỗ trợ (24/7) 0902 85 0708

1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1. Sơ lược công ty

Tên gọi:  CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN QUỐC TẾ

Tên quốc tế: International Inspection Safety Joint Stock Company

Mã số thuế: 0314275421

Địa chỉ: 288/21, Dương Đình Hội, P. Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Điện Thọai: 028 665 66 008

Website: kiemdinhquocte.vn

Email: kiemdinhquocte.vn@gmail.com

Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ (Một tỷ đồng).

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Quốc tế là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính. Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

 1.2 Giấy phép

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Quốc Tế được thành lập ngày 09/03/2017 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0314275421 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Ngành nghề họat động chính là dịch vụ kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 "Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 8/10/2018 "Sửa đổi, bổ sung các nghị Định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà Nước của Bộ lao động – Thương Binh và xã hội.

Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 "Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động"

Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/06/2017 "Quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Căn cứ theo quyết định số 883/QĐ-LĐTBXH, cấp ngày 23/9/2022, Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Quốc Tế được cấp mã số đăng ký chứng nhận số 86/GCN-KĐ với phạm vi kiểm định 19 hạng mục.

Căn cứ theo quyết định số 678 QĐ/BXD, cấp ngày 09/8/2022, Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Quốc Tế được cấp mã số đăng ký chứng nhận số CNATXD- 22.0004 với phạm vi kiểm định 6 hạng mục.

Căn cứ theo quyết định số 1381/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội về cấp Giấy chứng nhận số 93/2021/GCN đủ điều kiện hoạt động Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ngày 07/12/2021.

Căn cứ theo quyết định số 2340/QĐ-ĐKVN, cấp ngày 03/11/2023, Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Quốc Tế được cấp mã số đăng ký chứng nhận số VR- -082-TN06 với phạm vi kiểm định 18 hạng mục.

1.3. Chính sách chất lượng

Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Công ty cam kết cung cấp các dịch vụ cũng như thực hiện chức năng phục vụ quản lý Nhà Nước “Kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động” một cách nhanh chóng - chính xác - hiệu quả nhằm đáp ứng cao nhất yêu cầu của khách hàng, các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp.

Trong công việc, cán bộ, nhân viên Công Ty cam kết tuân thủ các nguyên tắc sau:

1) Phối hợp, quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan, khách hàng trong công việc cũng như công tác “Kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.

2) Xây dựng bộ máy, tổ chức Công ty theo hướng tinh gọn, trong sạch có đủ phẩm chất và năng lực để phục vụ tốt các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sản xuất - kinh doanh công nghiệp.

3) Bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, tạo môi trường làm việc tốt nhất để CBNV phát huy trí tuệ, năng lực, đạt năng suất và chất lượng cao trong thực thi công việc.

4) Duy trì, phát triển, cải tiến Hệ thống Quản lý chất lượng, làm cơ sở để CBNV phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

1.4. Mục tiêu chất lượng

Luôn luôn không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý nhằm hiện đại hoá Công ty, tích cực triển khai chương trình cải cách để cung cấp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khánh hàng.

2. CÁC HẠNG MỤC DỊCH VỤ

2.1 Quy định về chất lượng

Pháp luật An toàn lao động yêu cầu những thiết bị như thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn, cáp treo, công trình vui chơi công cộng, bình áp lực, chai chứa khí, nồi hơi, hệ thống lạnh, đường ống dẫn khí đốt, dẫn hơi nước, nước nóng, … phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và dán tem trước khi đưa vào sử dụng. Về khái quát, những thiết bị này bao gồm những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị).

2.2 Dịch vụ Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Quốc Tế cung cấp

2.2.1 Kiểm định thiết bị nâng

Thiết bị nâng là một trong những loại máy móc yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

Danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật như sau:

1) Cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế;

2) Cầu trục: Cầu trục lăn, cầu trục treo;

3) Cổng trục: Cổng trục, bán cổng trục;

4) Trục cáp chở hàng, trục cáp chở người, trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng;

5) Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên;

6) Xe tời điện chạy trên ray, monorail;

7) Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dung để nâng người; tời nâng người làm việc trên cao;

8) Tời thủ công có tải trọng từ 1.000kg trở lên;

9) Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên;

10) Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m;

11) Vận thăng nâng hàng, vận thăng nâng hàng kèm người, vận thăng nâng người;

12) Thang máy các loại, thang cuốn, băng tải chở người, …

2.2.2 Kiểm định thiết bị áp lực

Bình chịu áp lực là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

Danh mục các loại thiết bị áp lực có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật như sau:

1) Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C.

2) Nồi gia nhiệt dầu.

3) Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996.

4) Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar.

5) Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010.

6) Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar.

7) Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.

8) Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống, dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế.

9) Hệ thống lạnh các loại theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:2015, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.

2.2.3 Kiểm định các máy móc thiết bị trong phạm vi Bộ Xây Dựng cấp phép

1) Máy khoan, máy ép cọc, máy đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng công trình

2) Cần phân phối bê tông độc lập

3) Cần trục tháp

4) Máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng

5) Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng

6) Hệ thống cốp pha trượt

Các loại máy móc sử dụng trong công nghiệp, sản xuất: Máy tiện, phay, bào, chấn, dập, khoan, mài, cắt, máy hàn, … Con đội, ma ní, xích, cáp tải, móc treo tải, …Kiểm tra siêu âm đường hàn, van an toàn, áp kế.

Kiểm tra an toàn hệ thống điện

1) Đo điện trở cách điện cho các thiết điện, tủ điện, hệ thống điện, …

2) Đo điện trở hệ thống chống sét.

2.2.4 Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo HẠNG C theo Giấy chứng nhận số 93/2021/GCN của Bộ LĐTB&XH ngày 7/12/2021.

2.2.5 Tư vấn Dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vật chất máy móc thiế bị, xe cơ giới

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm mà tất cả các cá nhân, tổ chức (gồm cả cá nhân người nước ngoài) sở hữu xe cơ giới trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người bị hại và giúp chủ xe nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn. Hiểu đơn giản, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới có ý nghĩa tích cực trong việc góp phần khắc phục rủi ro, ổn định sản xuất và đời sống.  Bên cạnh đó, Bảo hiểm vật chất cho phương tiện, máy móc thiết bị thật sự cần thiết trong quá trình vận hành. Do đó, Công ty Cổ phần Kiểm Định An Toàn Quốc Tế tư vấn cung cấp bảo hiểm như sau:

1) Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

- Xe taxi, Taxi công nghệ, kinh doanh vận tải hành khách

- Xe đầu kéo

- Xe tải

- Xe cá nhân (không kinh doanh)

2) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe ô tô

- Xe taxi, Taxi công nghệ, kinh doanh vận tải hành khách

- Xe đầu kéo, xe tải trên 15 tấn

- Xe tải dưới 15 tấn

- Xe cá nhân (không kinh doanh)

3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện và hàng hóa trên xe;

4) Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;

5) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ mô tô, xe máy;

6) Bảo hiểm cháy, nổ;

7) Bảo hiểm con người;

8) Bảo hiểm máy móc thiết bị.

2.2.6 Các dịch vụ khác

1) Tư vấn về quản lý, chuyển giao công nghệ, thẩm định thiết kế, giám sát công trình,

2) Tư vấn hồ sơ thiết bị kỹ thuật tham gia đấu thầu các công trình.

3)  Dịch vụ kiểm tra kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản

xuất, vệ sinh công nghiệp.

4) Cung cấp trang thiết bị công nghiệp, phương tiện bảo hộ an toàn lao động.